Friday, June 17, 2011                             trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

 

Lê Lợi

Lê Thái Tổ , húy Lê Lợi ,là người khởi xướng khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân Minh trở thành vị hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lê,triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh năm 1385 và mất năm1433, ở ngôi gần 6 năm, thọ 49 tuổi.

Thụy hiệu do Lê Thái Tông đặt cho ông là :Thống Thiên Khải Vận Thánh Đức Thần Công Duệ Văn Anh Vũ Khoan Minh Dũng Trí Hoàng Nghĩa Chí Minh Đại Hiếu Cao Hoàng Đế.

 Tiểu sử Và bối cảnh lịch sử

 Tổ bốn đời của Lê Lợi là Lê Hối, người Thanh Hóa. Một hôm đến vùng núi Lam Sơn thấy cảnh đất lành chim đậu, ông dời nhà về đây. Lê Hối lấy bà Nguyễn Thị Ngọc Duyên, sinh ra Lê Đinh, tức là ông nội của Lê Lợi. Lê Đinh lấy bà Nguyễn Thị Quách sinh ra hai người con là Lê Ṭng và Lê Khoáng. Lê Khoáng lấy bà Trịnh Thị Ngọc Thương sinh được ba người con: Lê Học, Lê Trừ và Lê Lợi.

Lê Lợi sinh vào giờ tư ngày 6 tháng 8 năm Ất Sửu, tức ngày 10 tháng 9 năm 1385 đời nhà Trần

 Sau khi bức vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Tây Đô (Thanh Hóa) và giết hàng loạt quần thần trung thành với nhà Trần, tháng 2 năm Canh Th́n 1400, Hồ Quư Ly truất ngôi của Trần Thiếu Đế, tự lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ.

 Triều đ́nh nhà Minh (Trung Quốc), vốn rất muốn xâm lăng Đại Ngu, đă nhân cơ hội Hồ Quư Ly cướp ngôi nhà Trần để đưa quân tràn vào đất Việt năm 1407. Hồ Quư Ly liên tục thất bại và đến tháng 6 năm 1407, th́ bị bắt cùng các con trai là Hồ Nguyên Trừng và Hồ Hán Thương. Vương triều Hồ và nước Đại Ngu sụp đổ.

Nhà Minh thực hiện chính sách xóa bỏ nền Văn minh Việt , bằng các cách như đốt, phá và chở về Yên Kinh tất cả các loại sách, văn bia có nói về dân Việt, của dân Việt tạo lập, thiến hoạn đàn ông người Việt, khiến dân Việt rất uất ức và căm giận.

 Khởi nghĩa Lam Sơn

 Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đă cùng những hào kiệt, đồng chí hướng như Nguyễn Trăi, Trần Nguyên Hăn, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú,… tất cả 50 tướng văn và tướng vơ (trong đó có 19 người đă từng kết nghĩa anh em nguyện cùng chí hướng với nhau ở hội thề Lũng Nhai, năm 1416), chính thức phất cờ khởi nghĩa (khởi nghĩa Lam Sơn). Đồng thời ông tự xưng là B́nh Định Vương và kêu gọi dân Việt đồng ḷng đứng lên đánh đuổi quân xâm lược Minh cứu nước.

 Trong thời gian đầu, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ và hay bị quân Minh đánh bại. Hoạt động trong thời này chủ yếu ở vùng núi Thanh Hóa. Có những lúc Lê Lợi chỉ c̣n một ḿnh trốn chạy.

 Bị quân Minh vây đánh nhiều trận, quân Lam Sơn khốn đốn ba lần phải rút chạy lên núi Chí Linh những năm 1418, 1419, 1422 và một lần cố thủ ở Sách Khôi năm 1422. Một lần bị quân Minh vây gắt ở núi Chí Linh (có sách ghi năm 1418, có sách ghi năm 1419), quân sĩ hết lương, người em họ Lê Lai phải đóng giả làm Lê Lợi, dẫn quân ra ngoài nhử quân Minh. Quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn nên lơi lỏng pḥng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường khác chạy thoát. Lê Lai bị quân Minh giải về Đông Quan và bị giết.

 Ngoài quân Minh, Lê Lợi và quân Lam Sơn c̣n phải đối phó với một bộ phận các tù trưởng miền núi tại địa phương theo nhà Minh và quân nước Ai Lao (Lào) bị xúi giục hùa theo. Dù gặp nhiều gian nan, quân Lam Sơn mấy lần đánh bại quân Ai Lao. Tuy nhiên do lực lượng chưa đủ mạnh nên Lê Lợi thường cùng quân Lam Sơn phải ẩn náu trong rừng núi, nhiều lần phải ăn rau củ và măng tre lâu ngày; có lần ông phải giết cả voi và ngựa chiến của ḿnh để cho tướng sĩ ăn.

 Tháng 8 năm 1426, Lê Lợi chia quân cho các tướng làm 3 cánh bắc tiến. Phạm Văn Xảo, Đỗ Bí, Trịnh Khả, Lê Triện ra phía Tây bắc, Lưu Nhân Chú, Bùi Bị ra phía Đông bắc; Đinh Lễ, Nguyễn Xí ra đánh Đông Quan.

 Vua Minh sai Vương Thông, Mă Anh mang quân sang tiếp viện. Thông hợp với quân ở Đông Quan được 10 vạn,chia cho Phương Chính, Mă Kỳ. Lê Triện, Đỗ Bí đánh bại Mă Kỳ ở Từ Liêm, lại đánh luôn cánh quân của Phương Chính. Cả hai tướng thua chạy, về nhập với quân Vương Thông ở Cổ Sở.

 Đinh Lễ, Nguyễn Xí đem quân đến đặt phục binh ở Tốt Động, Chúc Động. Nhân biết Vương Thông định chia dường đánh úp Lê Triện, hai tướng bèn tương kế tựu kế dụ Thông vào ổ mai phục Tốt Động[5]. Quân Vương Thông thua to, Trần Hiệp, Lư Lượng và 5 vạn quân bị giết, 1 vạn quân bị bắt sống. Thông cùng các tướng chạy về cố thủ ở Đông Quan.

 Cuối năm 1427, vua Minh Tuyên Tông điều viện binh cứu Vương Thông, sai Liễu Thăng mang 10 vạn quân tiến sang từ Quảng Tây; Mộc Thạnh mang 5 vạn quân từ Vân Nam kéo sang. Đây là hai tướng đă từng sang đánh Việt Nam thời nhà Hồ và nhà Hậu Trần.

 Nghe tin có viện binh, nhiều tướng muốn đánh để hạ gấp thành Đông Quan. Tuy nhiên, theo ư kiến của Nguyễn Trăi, Lê Lợi cho rằng đánh thành là hạ sách v́ quân trong thành đông, chưa thể lấy ngay được, nếu bị viện binh đánh kẹp vào th́ nguy; do đó ông quyết định điều quân lên chặn đánh viện binh trước để nản ḷng đối phương ở Đông Quan.

 Tướng trấn giữ biên giới là Trần Lựu liên tục giả cách thua chạy từ Ải Nam Quan về Ải Lưu rồi lại lui về Chi Lăng. Ngày 18 tháng 9 âm lịch, Thăng đuổi đến Chi Lăng. Trần Lựu lại thua, Thăng đắc thắng đuổi theo. Ngày 20, Thăng bị phục binh của Lê Sát, Trần Lựu đổ ra chém chết. Các tướng thừa dịp xông lên đánh quân Minh, giết hơn 1 vạn quân, chém được Lương Minh, Lư Khánh tự vẫn. Tướng Minh c̣n lại Hoàng Phúc, Thôi Tụ cố kéo về thành Xương Giang thế thủ nhưng đến nơi mới biết thành đă bị quân Lam Sơn hạ, phải đóng quân ngoài đồng không. Lê Lợi sai Trần Nguyên Hăn chặn đường vận lương, sai Phạm Vấn, Nguyễn Xí tiếp ứng cho Lê Sát cùng sáp đánh, giết 5 vạn quân Minh ở Xương Giang. Hoàng Phúc và hơn 3 vạn quân bị bắt, Thôi Tụ không hàng bị giết.

Mộc Thạnh nghe tin Liễu Thăng thua bèn rút chạy. Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả đuổi theo chém hơn 1 vạn quân, bắt sống 1000 người ngựa.

 Lê Lợi sai Nguyễn Trăi thảo bài B́nh Ngô đại cáo để bá cáo cho thiên hạ biết về việc đánh quân Minh. Đây là áng văn chương nổi tiếng, rất có giá trị đời Lê, được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam, sau bài thơ Nam quốc sơn hà.

 Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế năm 1428, tức là vua Lê Thái Tổ, chính thức dựng lên vương triều nhà Lê. Ông khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long và đổi tên Thăng Long thành Đông Kinh vào năm Thuận Thiên thứ hai (1430).