Monday, November 29, 2010                     trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

Hạ Sĩ TRẦN TẤN

 20-7-1954 Thực dân và Cộng sản cấu kết phân chia lănh thổ Việt Nam, miền Bắc dưới sự cai trị bởi bọn tay sai Đệ Tam quốc tế, miền Nam phần nửa nước c̣n lại phải chiến đấu tự vệ trong thể chế tự do. Hai mươi mốt năm ngắn ngủi nhưng là cả một trường thiên anh hùng ca tuyệt vời của công cuộc chiến đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Phẩm Giá con người. Trong công cuộc chiến đấu của cả quân dân Miền Nam này có sự đóng góp xương máu lớn lao của người chiến sĩ Đại Việt. Người chiến sĩ Đại Việt trên hết và trước hết là con dân Việt đă ḥa nhập vào công cuộc chiến đấu chung. Họ đă có mặt từ hang cùng ngơ hẻm, từng thôn làng đến phố thị, từ miền ngược đến cả miền xuôi. Họ đă có mặt khắp cả từ hàng ngũ Nhân Dân Tự Vệ, Nghĩa Quân, Xây Dựng Nông Thôn, Cảnh Sát Quốc Gia, Địa Phương Quân, Chủ Lực Quân, Không Quân, Hải Quân … Họ đă có mặt từ là những binh sĩ đến hàng tướng lănh. Họ đă chiến đấu và đă hy sinh hàng ngàn hàng vạn. Để nh́n thấy rơ về sự hy sinh này, một bài viết của một sĩ quan Quân Lực VNCH, chiến hữu Trần Văn Thưởng ( một người không phải Đảng Viên Đại Việt đă có bài viết về một đồng đội cũ nguyên là binh sĩ dưới quyền của Ông khi Ông là cấp chỉ huy của binh nh́ Trần Tấn, một đảng viên Đại Việt Quốc Dân Đảng).

 

**************

http://www.youtube.com/watch?v=svB8ABa--v0&feature=related

 … Tôi được hân hạnh biết anh khi anh được bổ  nhiệm đến Đại Đội 2 của tiểu đoàn 1/8 với cấp bậc binh nh́. Thấy anh ốm yếu, tôi chỉ định anh làm hỏa thực cho Ban Chỉ Huy Đại Đội. Anh tỏ ra không vui với chức vụ này và xin về tiểu đội thám báo của Đại Đội 2. Tôi đă từ chối lời yêu cầu của anh v́ bởi đây là một tổ chức ngoài bảng cấp số của một đại đội bộ binh gồm binh sĩ t́nh nguyện và nhiều kinh nghiệm chiến trường. Anh đă trổ tài nấu bếp của anh sau hai tuần lễ và đồng thời anh lân la nói chuyện với tôi v́ anh thấy tôi và anh cùng nói giọng Huế.

Anh bắt đầu tiết lộ gia cảnh của anh; cha anh bị Việt Cộng giết v́ ông là Đảng viên Đại Việt  chống Pháp và chống cả Việt Cộng. Anh cũng là đảng viên Đại Việt nên anh phải trốn khỏi quê nội để lên ẩn náu tại nhà một người bà con trong thành nội Huế; tuy nhiên xứ Huế quá chật hẹp để sống nên anh đă đưa vợ hai con vào Sài G̣n buôn bán. Tháng 7 năm 1964, anh cảm thấy t́nh h́nh quân sự quá trầm trọng nên anh quyết định đầu quân để có cơ hội bảo vệ đất nước. Anh thường quan sát tiểu đội thám báo tập dượt cận chiến với tôi mỗi ngày nên anh đă đánh bạo xin thử sức với tôi trong khi tôi đang tập song đấu với người tiểu đội trưởng. Tôi ngạc nhiên thấy anh nhanh nhẹn chống đỡ các đ̣n cước của tôi một cách dễ dàng. Như một tia chớp anh tiến sát từ đàng sau lưng tôi và khóa chặt tôi. Tôi cố phá vỡ thế khóa của anh nhưng đều vô hiệu, bỗng nhiên anh nới lỏng để tôi có dịp phản thế một cách dễ dàng. Binh sĩ vỗ tay tán thưởng trong khi tôi quá ngượng ngùng bởi v́ tôi đang gặp một tay cao thủ vơ lâm. Tôi cúi đầu trước anh và tôn anh là bậc thầy của tôi. Trong khi các binh sĩ ngạc nhiên v́ thái độ của tôi, anh nhỏ nhẹ xin tôi được gia nhập tiểu đội thám báo.

Anh trở thành người lính thám báo và cũng là huấn luyện viên môn cận chiến cho tiểu đội kể từ giây phút đó. Anh thường dí cho tôi cục kẹo gừng mỗi lần tôi đi theo tiểu đội thám báo phục kích đêm. Hương vị ngọt của chút đường pha lẫn chút gừng cay cay làm tinh thần tôi sản khoái chờ địch. Cứ mỗi lần như vậy là tôi nghe tiếng cười khúc khích của anh em thám báo nằm cạnh tôi; họ bảo với nhau là Tấn lại hối lộ tôi cục kẹo đường để tôi đi theo phục kích với tiểu đội thám báo, sự thật các anh em thám báo cũng được hưởng ân huệ như tôi khi anh thấy họ mệt mỏi hay đổ quạu với nhau.

Từ đó anh có biệt hiệu người lính “biệt kích kẹo”. Chữ kẹo thật đúng nghĩa với anh bởi v́ anh không rượu chè cờ bạc và rất kẹo trong chi tiêu của anh. Vợ anh luôn luôn hầu như nhận đủ số lương của anh ngoại trừ một ít tiền để mua gừng làm món kẹo gừng có sẵn trong khẩu phần của anh hàng tháng.

Tôi có một kỷ niệm không thể quên được khi đại đội hoạt động tại Tân Thanh thuộc tiểu khu B́nh Dương. Một buổi chiều anh hỏi tôi muốn bắt sống một tên cán bộ kinh tài VC trong đêm hôm đó hay không? Tôi ngạc nhiên hỏi anh về tin t́nh báo nầy mới biết rằng anh đă tổ chức được một đường dây t́nh báo nhân dân sau ba tuần lễ hoạt động ở đây. Bán tính, bán nghi tôi quyết định theo tiểu đội thám báo để biết sự thật. Tấn dẫn đầu tiểu đội và tôi theo sau chân anh trong đêm tối. Tiểu đội thám báo ḅ vào cửa một căn nhà c̣n ánh sáng, tôi thấy tên cán bộ kinh tài đang thoải mái ngồi đếm bạc nên phóng nhanh vào y để bắt sống trong khi đang nghe một tràng đạn nổ ngược về phía tôi từ hướng nhà bếp. Chính người đảng viên nhanh nhẹn của Đảng Đại Việt, binh nhất Tấn đă cứu mạng tôi khi tôi thấy hai thây địch với hai cây tiểu liên trên mặt đất. Anh đă được thăng cấp Hạ sĩ cho cuộc đột kích này.

Ngày 8 tháng 5 năm 1965. Tiểu đoàn 1/8 được tăng phái cho Trung đoàn 9 trong cuộc hành quân Lôi Phong tại mật khu An Nhơn Tây Việt Cộng. Toàn thể Trung đoàn 9 và tiểu đoàn 1/8 đă bị lọt vào ổ phục kích của địch vào khoảng 1 giờ trưa. Trung đoàn 9 và Tiểu đoàn 1/8 đă anh dũng đẩy lui nhiều đợt xung phong cho đến khi hết đạn dược và không có pháo binh yễm trợ. Trong chiến đấu tôi đă chứng kiến Tấn giết nhiều tên địch bằng lưỡi lê và tay không trong những lúc cận chiến trước khi Đại đội vượt gấp theo sau Bộ Chỉ Huy Tiểu đoàn 1/8. Khi tiểu đội thám báo phá vở ṿng dây địch để thoát ra ngoài cánh đồng th́ không ai c̣n đạn dược nên Tấn có sáng kiến ḅ đến một cây đại liên của một binh sĩ đă tử thương. Anh đă xử dụng cây đại liên bắn xối xả vào địch đang rượt theo toán quân cuối cùng của Đại đội 2. Bỗng nhiên, 4 trực thăng xuất kiện đang quần thảo trên mục tiêu để yễm trợ cho binh sĩ dưới đất rút ra ở ngoài cánh đồng. Hết đạn, anh vội bỏ cây đại liên và chụp ngay cây trung liên bên cạnh một tử sĩ khác, anh đứng thẳng bắn vào khoảng 30 tên địch đang tiến tới. Tôi đă chứng kiến những thây gục ngă với hai băng đạn c̣n lại trên tay anh. Bỗng nhiên tôi thấy Tấn gục ngă với cây trung liên. Tôi ḅ nhanh đến chụp tay anh vừa lúc anh trút hơi thở cuối cùng. Tôi vuốt mắt anh và xác anh được 4 anh em thám báo đưa về.

Hai ngày sau, tôi đến thăm gia đ́nh tử sĩ tại trại gia binh sau khi rời khỏi văn pḥng Tướng Trần Thanh Phong. Chị Tấn và 2 con trong bộ áo tang đang ngồi khóc bên quan tài anh với khói hương nghi ngút. Tôi quỳ xuống trước anh với bó hương để tỏ ḷng tri ân cho một vơ sư tài ba, một đảng viên Đại Việt yêu nước và là một chiến sĩ anh dũng của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Tôi kính cẩn trao lại cái bóp của anh cùng cái b́ thư đựng ít tiền của anh em Đại Đội 2. Chị Tấn ôm lấy cái bóp như một kỷ vật cuối cùng của anh dành cho chị và bỗng nhiên chị bật khóc lớn và nói: “Anh ơi! Sao anh lại ra đi trong khi mộng ước vẫn chưa thành! Thôi, anh hăy yên nghỉ, em sẽ cố gắng nuôi hai con ăn học nên người”.

Riêng tôi, mỗi năm đến ngày 8 tháng 5 tôi lại thắp nén nhang cùng với miếng kẹo gừng tưởng nhớ đến anh.

http://www.youtube.com/watch?v=0Me93CAWIBs&feature=related

(Trích bài viết của Ông Trần Văn Thưởng

Trong chuyện kể của người Lính Quân LựcViệt Nam Cộng Ḥa)