Monday, November 22, 2010                     trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

 

ĐẠI VIỆT QUỐC DÂN ĐẢNG VÀ CÁN BỘ QUÂN SỰ …

                                                                    Trần Thái Dương

ĐẠI VIỆT QUỐC DÂN ĐẢNG là một chính đảng cách mạng chủ trương vận dụng sức mạnh Dân Tộc để chống lại Thực dân, Cộng sản nên quân sự được xem như là một trong những nỗ lực chính cần phải có. Với tầm nh́n chiến lược, Đảng trưởng Trương Tử Anh từ ngày đầu thành lập Đảng đă rất chú trọng việc đào tạo cán bộ quân sự và lực lượng quân sự. Hơn 70 năm qua, có thể nói ĐVQDĐ là một chính đảng có nhiều cán bộ quân sự nhất. Khởi đi từ các trường sĩ quan Lạc Triệu, Đại Việt lục quân Trần Quốc Tuấn và nhất là về sau năm 1948 Đảng đă cử nhiều đảng viên trẻ theo học các quân trường như Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam, trường Bộ Binh Thủ Đức, Hải Quân, Không Quân, Đại Học Chiến Tranh Chính Trị, trường Hạ Sĩ Quan vv… và sau khi tốt nghiệp quân sự những sĩ quan này được điều phối về các Quân Binh Chủng thuộc quân lực Việt Nam Cộng Ḥa để chiến đấu, phục vụ Tổ Quốc. ĐVQDĐ đă có hàng ngàn cán bộ quân sự từ cấp hạ sĩ quan đến hàng tướng lănh, bên cạnh đó cũng có hàng vạn chiến sĩ Đại Việt ở các lực lượng Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, Xây Dựng Nông Thôn, Cảnh Sát Quốc Gia, Nhân Dân Tự Vệ … đă ngày đêm chiến đấu kiên cường ở khắp hang cùng, ngơ hẻm, làng mạc, buông làng xa xôi, phố thị náo nhiệt. Họ là những anh hùng không tên tuổi. Tổ Quốc ghi công họ, Quốc Dân mang ơn họ.

Theo một con số tương đối chính xác, ĐVQDĐ đă có 19 đảng viên mang cấp bậc Tướng (từ Chuẩn Tướng đến cấp Đại Tướng), 50 đảng viên mang cấp Đại Tá, 80 đảng viên mang cấp Trung Tá, 175 đảng viên mang cấp Thiếu Tá và hàng trăm cán bộ đảng viên ở các cấp bậc khác.

Phần dưới đây là một vài biểu tượng cao đẹp của Người đảng viên ĐVQDĐ ở các cấp:

  1. Tướng Phạm Cao Hùng

Khi ĐVQDĐ thành lập chiến khu Triệu hay Lạc Triệu, chiến khu đầu tiên của Đảng và người chỉ huy là đồng chí Triệu Giang tức Tướng Phạm Cao Hùng. Tướng Phạm Cao Hùng đă tốt nghiệp trường vơ bị Hoàng Phố cùng khóa với Tướng Trương Phát Khuê, đồng chí đă chiến đấu trong quân đội Trung Hoa Dân Quốc chống Nhật với cấp bậc Đại Tá. Sau khi về nước đ/chí đă tham gia vào ĐVQDĐ và đă được Đảng Trưởng Trương Tử Anh chỉ định làm Chỉ Huy Trưởng trường đào tạo cán bộ quân sự cho Đảng như đă nói trên. Với tài năng quân sự và ḷng yêu nước đ/chí đă đào tạo rất nhiều cán bộ quân sự, chính trị với một số người đă thành danh như Trung Tướng Phạm Xuân Chiểu, Đại sứ Bùi Diễm, Tổng Trưởng Đinh Trịnh Chính, Đại Sứ Trần Kim Phượng, Đại sứ Ngô Tôn Đạt, Tổng Trưởng Nguyễn Tất Ứng, Đại Tá Phạm Văn Liễu, Đại Tá Vũ Văn Phấn, Lê Văn Nhân, Lê Đức Hợi, Ngô Huy Chương, Vũ Đức Hải, Nguyễn Đ́nh Tú, Nguyễn Ngọc Thúy, Đào Nhật Tiến vv… Tướng Phạm Cao Hùng đă qua đời trước năm 1970 để lại một con trai duy nhất.

 

 

2.    Tướng Trần Văn Hai

Trong cơn đại hồng thủy 1975 đă cướp đi bao sinh mạng Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Ḥa trong đó ĐVQDĐ cũng nhận chịu nhiều tổn thất lớn lao.Trong những tướng lănh tuẫn tiết để tṛn tiết tháo đạo làm tướng trong đó có Tướng Trần Văn Hai. Tướng Trần Văn Hai là một tướng lănh của Quân Lực VNCH nhưng đồng thời cũng là một cán bộ quân sự cao cấp của ĐVQDĐ. Tướng Trần Văn Hai có bí danh Hùng Thanh đă gia nhập ĐVQDĐ từ lúc c̣n mang cấp bậc Thiếu Úy vừa tốt nghiệp khóa 7 trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam.  Chuẩn Tướng Trần Văn Hai sinh Tháng Giêng năm 1929 tại Cần Thơ.

Năm 1951, Trần Văn Hai tốt nghiệp trường Vơ bị Quốc gia Đà Lạt với cấp thiếu úy.

Năm 1960, Trần Văn Hai được gởi sang thụ huấn khóa Chỉ huy và Tham mưu Cao cấp tại Hoa Kỳ.

Năm 1963, Trần Văn Hai được thăng thiếu tá và giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Dục Mỹ.

Năm 1965, Trần Văn Hai được thăng trung tá và bổ nhiệm vào chức vụ Tỉnh Trưởng Kiêm Tiểu Khu Trưởng Phú Yên.

Năm 1968, Trần Văn Hai giữ chức Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc Gia thay Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan.

Năm 1970, Trần Văn Hai rời ngành cảnh sát với cấp bậc Chuẩn tướng để giữ chức vụ Tư lệnh Biệt khu 44.

Năm 1971, Trần Văn Hai giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng binh chủng Biệt Động Quân một lần nữa.

Năm 1972, Trần Văn Hai được bổ nhiệm vào chức vụ Tư lệnh Phó Hành Quân của Quân đoàn Đoàn II và Quân khu 2 đặc trách biên pḥng.

Năm ( 1973 ), Làm chỉ huy trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Lam-Sơn Kiêm Chỉ huy trưởng Huấn Khu Dục-Mỹ (Tỉnh Khánh Ḥa),Quân Đoàn II.

Năm 1974, Trần Văn Hai được bổ nhiệm chỉ huy Sư đoàn 7 Bộ Binh Thay thế thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam.

Trước sự kiện 30 tháng 4, 1975 khoảng hơn một tuần, đích thân Tổng Thống Thiệu cho máy bay riêng xuống rước Chuẩn Tướng Hai di tản nhưng ông từ chối. Chiều ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi cho binh sĩ rời quân ngũ theo lệnh của Tổng thống Dương Văn Minh, Trần Văn Hai đă dùng thuốc độc tự vẫn trong pḥng làm việc ở Mỹ Tho. Thi thể ông được thân mẫu đem về mai táng tại G̣ Vấp.

Để rơ hơn về vị tướng anh hùng này chúng ta hăy đọc những bài viết nói về Tướng Trần Văn Hai.

Tưởng Niệm Tướng Trần Văn Hai

Người Lính Già (Đa Hiệu)

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi ông Dương Văn Minh ra lệnh cho quân đội buông súng dâng miền Nam cho tập đoàn Cộng Sản Bắc Việt làm tiêu tan nền tảng hợp pháp hóa sự xâm lăng của chúng th́ một số quân nhân các cấp không chấp nhận đă tiếp tục chiến đấu đến hơi thở cuối cùng hoặc tự sát. Trong số các anh hùng đó, có các danh Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ, Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, nguyên Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân.

Với mục đích góp thêm vài nét chấm phá rất thực để tưởng niệm một người quân nhân thuần túy bất khuất, coi quyền lực như không có và đôi khi gần như ngạo mạn, không tham sân si và cả cuộc đời chỉ nhằm đóng góp nỗ lục cho Đất Nước...

Phải thẳng thắn nh́n nhận là ít ai để ư và biết tới tân Thiếu Úy Trần Văn Hai tốt nghiệp Khóa 7 trường Vơ Bị Đà Lạt t́nh nguyện ra chiến đấu tại chiến trường Bắc Việt năm 1952 bổ nhiệm về phục vụ Tiểu Đoàn 4 Việt Nam (Thiếu Tá Đặng Văn Sơn Tiểu Đoàn Trưởng, sau này là Đại Tá Tư Lệnh Su Đoàn 2 rồi Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện BĐQ Dục Mỹ). Sau khi đất nước bị chia đôi và người Pháp lần lượt trao trả quyền quản trị, điều khiển các quân khu lại cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam (đặc biệt là Quân Khu 4 trên cao nguyên từ trước vẫn hoàn toàn do các sĩ quan Pháp nắm giữ) và do một cơ duyên nào đó ông Hai gặp Đại Úy Đặng Hữu Hồng là một chuyên viên t́nh báo mới được bổ nhiệm lên cao nguyên làm Trưởng Pḥng 2 Quân Khu 4 đă nhận thấy ông Hai rất có thiện chí với nhiều khả năng về t́nh báo nên đă đề nghị rút về phụ trách ban binh địa của Pḥng 2 Quân Khu, sau đó vinh thăng Đại Úy đi làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 81 địa phương đồn trú tại Phan Thiết rồi về làm Đại Đội Trưởng chỉ huy công vụ Trung Đoàn 44 thuộc Sư Đoàn 23 Bộ Binh. Năm 1961, sau khi tốt nghiệp khóa bộ binh cao cấp tại Hoa Kỳ th́ Đại Úy Trần Văn Hai đă trở nên quen thuộc và được nhiều người biết đến trong t́nh thân thương cũng có mà thù ghét cũng không phải là ít. Khi Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ được thành lập để huấn luyện các đơn vị Biệt Động Quân cũnh như rừng núi śnh lầy, mưu sinh thoát hiểm cho sĩ quan, hạ sĩ quan của các đơn vị và sinh viên sĩ quan của trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Đại Úy Hai là một trong số những huấn luyện viên tận tụy làm viếc hết ḿnh theo đúng quan niệm: Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu, và mồ hôi của ông luôn luôn ướt sũng bộ đồ tác chiến như mọi người đă nh́n thấy.

Năm 1964, Đại Úy Trần Văn Hai được vinh thăng Thiếu Tá sau khi mang lon Đại Úy liên tiếp 9 năm và được bổ nhiệm làm Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Phú Yên và cũng chính từ ở chức vụ này ông đă có dịp bộc lộ các cá tính và con người thực. Dưới đây là phần trích dẫn bài của Lôi Tam viết lại cuộc đối thoại của một nhóm quân nhân và công chức trẻ mà chính anh là một:

- Tụi bây bỏ hết công việc ra đây mai mốt anh Mũ Nâu lại gọi vào chửi cho cả đám.

Anh Mũ Nâu là biệt danh chúng tôi dùng để gọi Trung Tá Hai Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng vốn xuất thân là Biệt Động Quân.

- Ối ăn nhằm ǵ, chửi bới là nghề của anh ấy, không có chuyện cho anh ấy chửi, anh ấy bệnh ngay. Dưới mắt anh ấy cả nước này chỉ có ḿnh anh ấy là khá, kỳ dư c̣n lại là lũ ăn hại, đái nát...

- Tụi bây chửi anh ấy cũng tội nghiệp, phải công nhận là anh ấy có thiện chí. Nếu nước ḿnh mà có vài mươi mạng như anh ấy th́ cũng đỡ khổ.

- Đỡ qúa chứ cũng đỡ ǵ...chỉ riêng cái việc anh ấy không ăn bẩn là tao sợ anh ấy rồi...

Chúng tôi kính phục Trung Tá Hai v́ sự trong sạch, thái độ ngay thẳng và ḷng yêu mến dân chúng thật t́nh của ông. Trong thời gian phục vụ dưới quyền ông, chúng tôi phải làm việc gấp hai ba lần hơn khi làm việc với các ông Tỉnh Trưởng khác nhưng cũng là thời gian mà chúng tôi thích thú nhất...

...Ông không bao giờ cười, họa hoằn lắm mới có một cái nhếch mép nhưng lại có máu khôi hài lạnh. Tôi nhớ sau cuộc hành quân t.ai Vũng Rô, một phái đoàn Tướng Tá Việt Mỹ đến Phú Yên tham dự cuộc thuyết tŕnh về thành quả. Trong khi ông Hai đang thuyết tŕnh về tổn thất địch th́ một ông Đại Tá Mỹ đứng dậy đặt câu hỏi là trong số thương vong của địch có bao nhiêu phần trăm do hỏa lực bộ binh?

Trung Tá Hai không trả lời ngày, ông có vẻ suy nghĩ, một lát sau ông nói:

- Tôi rất tiếc không thể trả lời câu hỏi của Đại Tá lúc này được.

Mọi người có vẻ ngạc nhiên, viên Đại Tá Mỹ cau mày hỏi:

- Tại sao vậy Trung Tá?

Ông Hai hơi nhếch mép, tôi biết ông đang cố gắng nén cái cười ngạo mạn.

- Tại v́ tôi chưa kịp viết thư cho viên Tướng Cộng Sản ở vùng này. Lẽ ra tôi phải viết thư trước và yêu cầu hắn chỉ thị cho binh sĩ của hắn khi bị sát hại bằng hỏa lực phi pháo th́ phải nằm riêng ra một chỗ và khi bị bộ binh bắn chết th́ phải nằm riêng ra một chỗ để chúng ta dễ đếm và thống kê, lần này th́ chịu, theo nhận định của Bộ Chỉ Huy hỗn hợp th́ đầy là một cuộc hành quân phối hợp hoàn hảo của Hải, Lục, Không Quân, thương vong của địch rải rác lẫn lộn, t́nh thế cũng không cho phép binh sĩ của ta ở lại lâu tại vị trí giao tranh để làm thống kê tỉ mỉ, v́ vậy tôi không thể trả lời được câu hỏi của Đại Tá.

Trung Tá Hai có thể nén cười được, nhưng chúng tôi th́ không...

Trung Tá Hai rời chức vụ Tỉnh Trưởng v́ một chuyện rất nhỏ...Ông Tướng Tư Lệnh Vùng đang say mê một cô ca sĩ; biết rơ như thế nên một số các ông Tỉnh Trưởng trong vùng thi nhau làm vui ḷng ông mỗi khi cô ca sĩ này đến tŕnh diễn tại địa phương.

Ông Hai không cần biết điều này và ông cũng không cần t́m biết làm ǵ v́ bản chất của ông: thanh liêm, chính trực. Sau một lần không làm vừ ḷng Tướng Tư Lệnh về những chuyện công vụ, một tháng sau ông Hai bị thay thế, chúng tôi tiễn ông ra máy bay trực thăng... và hành trang của ông là một túi vải nhỏ, loại mà các phi công thường sử dụng mỗi khi đi bay...

- Tôi cám ơn các anh chị đă tận t́nh làm việc với tôi trong những tháng vừa qua, có thể người ta cho rằng ḿnh là những đứa dại, chỉ biết làm việc mà không biết đục khoét. Nhưng tôi tin là ḿnh đă làm đúng...

Thảo luận với ông về những khó khăn trở ngại ông thường nói: Tôi biết, tôi biết, tôi đă di qua chiếc cầu đó rồi, đừng nản, sớm muộn ǵ đất nước ḿnh cũng có ngày sáng sủa...

...Ông về làm Chỉ Huy Trưởng BĐQ vinh thăng Đại Tá...Sau Tết Mậu Thân được bổ nhiệm vào chức vụ Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, vinh thăng Chuẩn Tướng, Tư Lệnh Biệt Khu 44, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 2, Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn kiêm Huấn Khu Dục Mỹ và cuối cùng là Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh.

Khi ông vừa rời Phú Yên về tŕnh diện Bộ Quốc Pḥng th́ cũng đúng lúc chức Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân đang trống và ông Hai được bổ nhiệm điều khuyết để trở lại nơi ông đă xuất thân với những t́nh cảm thân thương.

Vừa nhận chức với buổi họp tham mưu đầu tiên tại Bộ Chỉ Huy, ông đă giành tối đa thời giờ để lên lớp đúng theo danh từ mà Lôi Tam dùng để diễn tả các chỉ thị Tham Mưu chính yếu nhằm quét dọn rác rưới trong việc điều hành, thuyên chuyển nhân viên, sử dụng quỹ xă hội cách rất đúng đắn và những ngày sau đó đi thăm viếng các đơn vị, đặc biệt là những đơn vị trú đóng những căn cứ hẻo lánh, các trại gia binh và các thương bệnh binh đang nằm điều trị tại các quân y viện.

Quyết định đầu tiên của ông là xuất quỹ xă hội trao tặng cho mỗ đơn vị 5000 dồng để tổ chức cây mùa xuân, ông quan niệm đây là tiền của anh em đóng vào th́ họ phải được hưởng, và hơn nữa ông là một người trong sạch nên ông coi giá trị đồng tiền khá cao, tại mỗi đơn vị ông giơ cao bao thơ đựng tiền lập đi lập lại nhiều lần khiến mọi người phải cười thầm.

Đặc điểm của ông là luôn luôn lắng nghe và ghi nhận những khó khăn của các đơn vị trưởng và dù với cấp bậc khiêm nhượng ông không ngần ngại đến gơ cửa chính các vị Tư Lệnh vùng để trực tiếp can thiệp giải quyết vấn đề chứ không qua các vị Tham Mưu Trưởng. Ở đâu có đụng chạm, có khó khăn là có sự hiện diện của ông và đặc biệt là nhiều khi mùi khét của thuốc súng giao tranh chưa tan ông cũng không ngần ngại đáp trực thăng xuống để cùng chia sẻ ngay tại chỗ với đơn vị và đặc biệt với các cấp chỉ huy về những nỗi khó khăn gặp phải mặc dù đó không phải là nhiệm vụ chính yếu được ấn định cho chức vụ Chỉ Huy Trưởng binh chủng của ông là quản trị.

Trong cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân, chính ông đă trực tiếp điều khiển các Liên Đoàn BĐQ hành quân giải tỏa vùng ven đô gây tổn thất nặng nề cho địch quân cũng như giảm thiểu thiệt hại cho dân chúng.

Khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám Đốc CSQG, ông có đem theo một số sĩ quan và hạ sĩ quan để cùng tiếp tay với ông điều hành công vụ và ông đă tỏ ra rất cứng rắn đối với những người này. Trường hợp Đại Úy La Thành H. cùng quê và được ông coi như một người em đỡ đầu được bổ nhiệm làm Trưởng Ty Cảnh Sát Quận 10 nhưng có những hành động lợi dụng chức vụ, tức khắc bị ông áp dụng biện pháp trừng phạt và trả về quân đội, trong đó có luôn cả chánh văn pḥng của ông.

Khi một đại diện của Giám Sát Viện phàn nàn với ông về những bê bối trong ngành Cảnh Sát, ông trầm ngâm trả lời: Tôi biết, nhưng vấn đền không thể giải quyết một sớm một chiều mà phải kiên nhẫn t́m ra những đầu mối, những tương quan thế lực chằng chịt th́ mới ngăn chận được. Từ ngày về đây tôi đă gặp khá nhiếu khó khăn, ḿnh như người vác chiếc thang dài đi trong căn nhà hẹp, bốn bề đều đụng chạm. Không ai muốn ḿnh làm những điều ḿnh thấy cần phải làm.

Tướng Hai là một quân nhân thuần túy, không biết hay nói cho đúng hơn là không bao giờ chịu luồn cúi. Khi mới nhận chức CHT/BĐQ và lúc đó uy quyền của Tân Sơn Nhất hay nói đúng hơn là Tướng Kỳ đang ở thế thượng phong nên có người đặt vấn đề là nếu ông muốn vững tiến th́ cần phải t́m cách móc nối để lọt vào ṿng ảnh hưởng, nhưng ông làm ngơ. Với ông, bè phái là một từ ngữ xa lạ.

Theo tiết lộ của cụ Trần Văn Hương khi cụ được chỉ định làm Thủ Tướng thay thế Luật Sư Lộc, cụ đề nghị với Tổng Thống bổ nhiệm một tướng lănh có khả năng chỉ huy chiến trường là Trung Tướng Đỗ Cao Trí làm Tư Lệnh Quân Đoàn 3 và Đại Tá Trần Văn Hai, một sĩ quan trong sạch làm Tổng Giám Đốc Cảnh Sát. Nhưng có lẽ đó cũng là một sự trùng hợp ngẫu nhiên nằm trong kế hoạch loại bỏ ảnh hưởng của ông Kỳ.

Khi vừa nhận chức được ít lâu th́ ông Bộ Trưởng Nội Vụ muốn đưa đàn em về coi Cảnh Sát Tư Pháp nên yêu cầu ông Hai cất chức Phụ Tá Tư Pháp là Luật Sư Đinh Thành Châu, nhưng ông Hai thẳng thắn trả lời: Nếu ông Bộ Trưởng muốn thay xin cứ ban hành nghị định, tôi sẽ thi hành nhưng tôi không thấy LS Châu có lỗi lầm ǵ hết. Để dằn mặt và trả dũa về sự cứng đầu của ông, phụ phí cho Cảnh Sát đă bị cắt giảm quá một nửa, ông biết như vậy sẽ gặp rất nhiều trở ngại cho sự thi hành nhiệm vụ nhưng vẫn làm những ǵ mà lương tâm ông nghĩ và coi đó là lẽ phải.

Với thời gian hơn một năm làm TGĐ, ông Hai chỉ đến gặp Tổng Thống, Phó Tổng Thống và Thủ Tướng khi có lệnh hoặc v́ công vụ phải đích thân tŕnh bày, ngoài ra không bao giờ mon men cầu cạnh và chưa bao giờ người ta thấy ông mặc thường phục đi xe hơi mang số ẩn tế hoặc công xa lộng lẫy với xe hộ tống vơ trang cùng ḿnh chạy trước, chạy sau dẹp đường mà chỉ sử dụng chiếc xe jeep cũ của BĐQ mang theo với vài người cận vệ ngồi phía sau. Người ta cũng không mấy ngạc nhiên khi thấy ông bị thay thế trở về Quân Đội v́ cụ Hương đă rời phủ Thủ Tướng và hơn thế nữa, các thế lực sẽ không thể chi phối các hoạt động của Cảnh Sát nếu c̣n để ông tiếp tục nắm giữ quyền điều khiển cơ quan này.

Mùa hè đỏ lửa 72, Cộng quân đẩy mạnh các nỗ lực tấn công có tính cách trận điạ chiến cắt đứt các trục giao thông chiến lược, đặc biệt là đoạn Quốc Lộ 14 nối liền hai thị xă Kontum Pleiku và Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 2 Quân Khu 2 cũng vừa mới nhận chức muốn chứng tỏ khả năng chỉ huy của ông cũng như tạo một tiếng vang nên ra lệnh cho lực lượng BĐQ phải hành quân giải tỏa đoạn Quốc Lộ nêu trên với sư tăng cường của một Chi Đoàn Thiết Kỵ giao tiếp với một thành phần của Sư Đoàn 23 nhưng liên tiếp bị chận đánh không tiến lên được như ư muốn của ông nên trong một buổi họp tham Mưu, Tướng Tư Lệnh đă trút giận dữ cho là BĐQ không chịu đánh, ra lệnh thay thế các cấp chỉ huy liên hệ bằng những sĩ quan khác đồng thời c̣n hướng về Tướng Hai lúc này đă được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Phó Quân Đoàn và nói: Biệt Động Quân của anh đó. Bị miệt thị và nhất là tự ái binh chủng của ông nên ông đă thẳng thắn đáp lễ là ông sẽ đứng ra trực tiếp điều khiển cuộc hành quân và ngay sau chấm dứt ông sẽ rời khỏi Quân Đoàn 2 v́ ông không thể cộng tác với một ông Tư Lệnh làm việc tùy hứng...Hai ngày sau đó lực lượng Biệt Động Quân giao tiếp được thành phần tiếp đón từ Kontum tiến ra, Tướng Tư Lệnh đă bay tới nơi với một phái đoàn báo chí để ngợi khen cái bắt tay có tính quyết định này. Tuy nhiên, để giữ lời hứa, Tướng Hai yêu cầu được rời Quân Đoàn 2, sau đó về làm Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Lam Sơn kiêm Huấn Khu Dục Mỹ, nơi mà trước đây ông đă phục vụ với tính cách một huấn luyện viên nhỏ bé; nhưng ông chưa ngồi ở chức vụ này được bao lâu th́ Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Đoàn 4 nên ông Hai được bổ nhiệm thay thế Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam trong chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 7, một đại đơn vị nổi danh với những vị Tư Lệnh tiền nhiệm yêu nước, trong sạch gồm cố Trung Tướng Nguyền Viết Thanh và Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam. Một đơn vị đă hoạt động một cách hữu hiệu trong nhiệm vụ chận đứng sự xâm nhập của các đơn vị Cộng quân trong mưu toan cắt đứt đường liên lạc tiếp tế từ miền Tây về thủ đô và đó cũng là đơn vị đă chứng kiến hành động khí phách phi thường nhất của ông với niềm tin sắt đá sớm muộn ǵ đất nước ḿnh rồi sẽ có ngày sáng sủa.

Cùng các Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Phạm Văn Phú, Tướng Hai đă ghi đậm một nét son cho trang cuối của quân sử Việt Nam Cộng Ḥa.

Nhân ngày quân lực, xin đốt nén nhang cho những tang trung liệt, những người đời đời là nỗi tiếc thương và niềm hănh diện cho Quân Dân Miền Nam, cho mọi thế hệ, cho mọi thời đại của gịng sử đấu tranh Việt.


Người Lính Già

(Đa Hiệu)

 

Những Giờ Phút Cuối Cùng của Tướng Trần Văn Hai
Trịnh Văn Ngạn
* viết theo lời kể của Trung úy Huỳnh Văn Hoa, tùy viên của tướng Trần Văn Hai


Lời người viết: Trong khoảng thời gian 1975-1977, người viết bị giam tại trại Cải Tạo Suối Tre, Long Khánh. Tại đây người viết ở chung D (tương đương cấp tiểu đội) với trung úy Huỳnh Văn Hoa, sĩ quan tùy viên của chuẩn tướng Trần Văn Hai, tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh kiêm chỉ huy trưởng Căn Cứ Đồng Tâm. Trước đó, chuẩn tướng Trần Văn Hai đă từng là chỉ huy trưởng Binh Chủng Biệt Động Quân, và cũng từng làm Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia.

Trong thời gian đi cải tạo, anh Hoa đă kể cho người viết nghe những giờ phút cuối cùng của chuẩn tướng Trần Văn Hai. Ông đă chọn cho ḿnh một cái chết anh hùng như một số tướng lănh khác của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa: thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, thiếu tướng Phạm Văn Phú, thiếu tướng Lê Nguyên Vỹ,...

Hôm nay, nhân ngày Quân Lực 19.06.1994, người viết xin ghi lại những giờ phút cuối cùng của chuẩn tướng Trần Văn Hai để chúng ta cùng suy gẫm và cùng để đốt lên nén hương tưởng niệm các "Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân", đă hy sinh cho công cuộc chiến đấu chung của dân tộc. Chi tiết về thời gian có thể lầm lẫn, v́ chuyện kể cách đây đă hơn 15 năm rồi, nhưng nội dung câu chuyện th́ không thể nào sai lạc được, v́ cái chết của chuẩn tướng Trần Văn Hai cũng như một số tướng lănh khác của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă gây ấn tượng mạnh trong tâm năo người viết. "Tôi" trong bài chính là trung úy Hoa.

"...Căn cứ Đồng Tâm, một căn cứ quân sự quan trọng nằm ngay yết hầu trên cửa ngơ từ miền Tây về Sài G̣n. Một ngày nhộn nhịp xe cộ, kẻ ra người vào, hôm nay vắng lặng như tờ... Lúc bấy giờ là 14giờ 30 ngày 30.4.1975.

Sau khi theo vị tư lệnh họp mặt với các sĩ quan thuộc quyền ông lần cuối tại câu lạc bộ sĩ quan sư đoàn, tôi trở về pḥng riêng trong dăy cư xá sĩ quan độc thân để thu xếp đồ đạc cá nhân và chờ lịnh. Mới cách đây 2 tiếng đồng hồ thôi, sau khi nhận được lệnh đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh và chờ "phía bên kia" đến bàn giao, chuẩn tướng Tư Lệnh đă triệu tập tất cả sĩ quan và ông đă ngỏ lời cám ơn cùng chào từ giă các sĩ quan thuộc cấp của ḿnh, đồng thời ông ra lịnh cho tất cả mọi người trở về gia đ́nh thu xếp cho vợ con, tránh đụng độ với quân địch, đổ máu vô ích. Đúng 15 giờ, điện thoại Tư Lệnh gọi tôi lên văn pḥng của ông. Sau lễ nghi chào kính như thường lệ, tôi đứng nghiêm đợi lịnh. Khác với mọi ngày, chuẩn tướng Tư Lệnh không ngước nh́n tôi, ông ngồi im như pho tượng gỗ, dường như ông đang suy tư một điều ǵ... Một lúc sau ông ra dấu cho tôi ngồi xuống chiếc ghế tiếp khách, trước bàn làm việc của ông. Khi tôi đă an tọa, ông mới bắt đầu lên tiếng một cách từ tốn:

"Anh cám ơn em đă ở bên cạnh anh trong giờ phút cuối cùng này. Vận nước đă đến hồi như vậy, không thể làm ǵ hơn được. Là quân nhân chúng ta phải tuyệt đối chấp hành lịnh thượng cấp ".

Sau đó ông hỏi thăm gia cảnh tôi. Cuối cùng, ông mở ngăn kéo làm việc, lôi ra một món đồ gói bằng giấy báo, ông đưa cho tôi và nói rằng:

"Sáng sớm ngày mai, em có thể trở về với gia đ́nh. Anh nhờ em đưa gói đồ này cho mẹ anh và nói với bà rằng, đây là quà của anh gởi cho bà và bảo bà đừng lo lắng ǵ cho anh cả. Bây giờ em có thể về doanh trại thu xếp đồ đạc, từ giờ đến tối lúc nào cần anh sẽ gọi".

(Sau này tôi được biết trong gói quà ấy có 70,000 đồng cũng như có một số vật dụng cá nhân hàng ngày của chuẩn tướng Tư Lệnh).

Đứng dậy chào vị TưLệnh trở về doanh trại, ḷng tôi bất ổn. Tôi linh cảm như sắp có điều ǵ ghê gớm xảy ra cho ông. Chờ măi đến hơn 6giờ chiều, không thấy điện thoại Tư Lệnh gọi, ḷng tôi hết sức bồn chồn, đứng ngồi không yên. Cuối cùng, tôi quyết định chạy bộ lên văn pḥng Tư Lệnh...

Căn cứ Đồng Tâm rộng lớn ch́m trong hoang vắng. Càng đến gần văn pḥng Tư Lệnh tôi càng hồi hộp. Và rồi tôi cũng đến nơi. Đèn đuốc trong văn pḥng vẫn sáng như mọi ngày, nhưng một bầu không khí lạnh lẽo bao trùm. Tôi rón rén bước lại cửa văn pḥng, nghe ngóng động tĩnh...Vẫn hoàn toàn yên lặng! Sau cùng, tôi liều đẩy mạnh cánh cửa pḥng làm việc của Tư Lệnh bước vào, một khung cảnh hiện ra trước mắt làm tôi hết sức ngỡ ngàng...

Chuẩn tướng Tư Lệnh ngồi gục đầu mê man trên bàn làm việc. Một ly rượu lớn đă cạn c̣n ở trên bàn. Tôi biết điều ǵ đă xảy ra... Tôi cấp tốc liên lạc với tiểu đoàn Quân Y và bệnh xá Sư Đoàn. Lúc ấy c̣n một vị thiếu tá bác sĩ ở bệnh xá. Tôi liền tŕnh bày nhanh qua điện thoại t́nh trạng của chuẩn tướng Tư Lệnh. Chờ một lúc sau, ông thiếu tá bác sĩ lái chiếc xe jeep cứu thương đến văn pḥng Tư Lệnh. Chúng tôi đặt chuẩn tướng Tư Lệnh nằm trên băng-ca và chở xuống bệnh xá Sư Đoàn ngay. Lúc này ông đă mê man bất tỉnh. Tại bệnh xá, sau một hồi tận lực cấp cứu, vị thiếu bác sĩ buồn rầu báo cho tôi biết, v́ thuốc độc đă ngấm vào máu khá lâu, chuẩn tướng Tư Lệnh không qua được cơn nguy kịch...

Chúng tôi lặng lẽ lau mặt cho ông, đặt ông nằm ngay ngắn trên băng-ca và đứng nghiêm chào vị Tư Lệnh đáng kính lần cuối. Sau khi lấy chăn đậy thi hài ông lại, tôi trở về doanh trại thu xếp đồ đạc và quyết định khuya nay sẽ về Sài G̣n báo tin cho gia đ́nh ông biết...

Khi về tới Sài G̣n, tôi được biết gia đ́nh Tư Lệnh gồm vợ, con và mẹ đă chạy vào lánh nạn ở nhà thương Grall. Sau khi gặp được gia đ́nh ông trong nhà thương, gia đ́nh ông quyết định bằng mọi cách phải mang xác ông về Sài G̣n.

Sáng hôm 01.05.1975, mẹ ông và tôi, một già một trẻ, bao nguyên chiếc xe Lambretta, loại xe ba bánh, xuống căn cứ Đồng Tâm. Chúng tôi đến nơi vào khoảng 10giờ sáng. Khác với hôm qua, hôm nay căn cứ tràn ngập người ra vào. Kẻ đi t́m con, người t́m chồng, kẻ đi hôi của,v.v... Xe Honda chạy loạn xạ trong căn cứ. Khi xe lam của chúng tôi chạy đến cổng th́ gặp một bộ đội cộng sản địa phương chặn lại. Như đă sắp đặt trước, mẹ của Tư Lệnh xuống xe mếu máo:

"Con ơi, má có thằng con bị bắt đi quân dịch, nghe nói đâu nó chết hôm qua, cho má vào nhận xác nó đi con! Tội nghiệp má quá, ḥa b́nh rồi con ai cũng về nhà, riêng con má không về nữa..."

Nói xong, không đợi cho tên bộ đội trả lời, bà giục tôi lên xe và hối tài xề xe lam chạy lẹ vào căn cứ. Tên bộ đội trẻ cứ đứng há hốc miệng ra nh́n, chẳng hiểu ra sao cả. Tôi hướng dẫn tài xế xuống bệnh xá Sư Đoàn. Sau đó cùng khiêng thi hài Tư Lệnh lên xe, và đưa về Sài G̣n. Về đến nhà thương Grall th́ trời đă tối hẳn. Người ta xầm x́ báo cho nhau biết chiều nay, ở đây, vừa cử hành đám tang tướng Phạm Văn Phú. Phần tôi lúc này quá mệt mỏi, đầu óc vô cùng căng thẳng, không biết vợ con hiện giờ ở đâu...

Sau khi tẩm liệm xác Tư Lệnh xong, tôi đứng yên lặng nh́n ông lần cuối, không dám chào theo nghi thức quân đội v́ sợ bị lộ tung tích, gia đ́nh ông sẽ gặp nhiều phiền toái. Cuối cùng, tôi cũng phải từ giă vị Tư Lệnh đáng kính với hai hàng nước mắt đầm đ́a để về t́m vợ con...

Tôi cũng xin nhắc lại một chi tiết đáng lưu ư, trước ngày 30.04.1975 một tuần lễ, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có phái một chiếc trực thăng xuống căn cứ Đồng Tâm đón chuẩn tướngTư Lệnh về Sài G̣n, nhưng ông đă từ chối. Ông chỉ cho vợ con về Sài G̣n, và sau cùng ông đă chọn một cái chết anh hùng như tôi đă kể cho anh nghe..."

Công dân ơi!
Mau hiến thân dưới cờ...

(Quốc ca VNCH)