Saturday, March 26, 2011                             trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

 

ĐẠI VIỆT QUỐC DÂN ĐẢNG VÀ CHIẾN KHU AN THÀNH


  (Suốt từ Bắc chí Nam, ĐVQDĐ đă tổ chức được nhiều chiến khu để chống Pháp và chống cả Việt minh công sản. An Thành là một trong những chiến khu nổi tiếng. Bài viết dưới đây là của Cố Đ/chí Tư Thiên (tức cố Đ/chí Dương Quang Thừa, Trung tá QL/VNCH, một cán bộ ĐVQDĐ trung kiên và  hữu công. Đ/chí đă cố gắng nhớ và ghi lại những nét chấm phá của chiến khi An Thành về quá tŕnh thành lập và hoạt động)

Hôm gặp lại nhau, sau một thời gian dài xa cách, anh Sáu Trọng Nhơn có gợi ư cho tôi viết lại quá tŕnh thành lập và hoạt động của chiến khu An Thành, một trong những chiến khu của Đảng đă gầy dựng trong thời gian hoạt động chống Cộng suốt nửa thế kỷ quạ Tôi do dự không muốn viết, v́ nghĩ ḿnh không thể nào làm tṛn nhiệm vụ, khi qua một thời gian quá lâu với một trí nhớ kém cơi, nên viện dẫn lư do sức khỏe để từ chối bằng cách “lờ luôn”. Nhưng trong kỳ họp Tổ gần đây, anh Trần Quân có đề cập lại vấn đề và khích lệ tôi lần nữa với sự tán thành của anh em, nên tôi mạo muội cố moi trí nhớ được bao nhiêu hay bấy nhiêu để làm một công việc mà tôi cho là “để đền đáp lại phần nào sự hy sinh mạng sống của những đồng chí thân yêu tại chiến khu An Thành”.

Nhân danh là một trong những sáng lập viên và cũng là một chứng nhân, tôi xin viết lại một cách hết sức trung thực từ ngày được thành lập cho tới ngày bị bắt buộc phải giải tán một chứng tích chống Cộng của Đại Việt Quốc Dân Đảng ở miền Nam, nơi c̣n tồn tại một nghĩa trang chứa đựng hài cốt của hơn năm mươi đảng viên chiến sĩ đă hy sinh cho lư tưởng Dân Tộc Sinh Tồn do Đảng Trưởng Trương Tử Anh chủ xướng. Đối với tôi đây là một “Hoàng Hoa Cương” của chúng tạ

TÓM LƯỢC BỐI CẢNH LỊCH SỬ:

Trong bối cảnh lịch sử tôi chỉ tóm lược những sự kiện có liên quan đến vận mệnh đất nước trong thời kỳ tiền thế chiến thứ 2, c̣n những chi tiết khác xin chỉ đề cập sơ lược hoặc không đề cập đến để tránh dài ḍng.

Trận thế chiến thứ 2 được lấy cột mốc từ năm 1939 khi ở Aâu Châu hai chánh phủ Anh Pháp cùng tuyên chiến với Đức tới khi Nhật đầu hàng năm 1945, chớ thực sự th́ ở Á Châu cuộc chiến giữa Trung Hoa và Nhật đă xảy ra từ năm 1937.


A - T́nh H́nh Thế Giới:


I - Á Châu:

a - Nhật:

Sau khi nắm được chính quyền, chánh phủ quân phiệt do Tướng Tojo (Đông Điều) cầm đầu có tham vọng bành trướng lănh thổ về phía Nam, với chiêu bài Đại Đông Á nên dựng lên sự kiện Lư Cầu Kiều để gây hấn với Trung Hoa và để che đậy giă tâm của ḿnh trong tiến tŕnh thôn tính toàn cơi Đông Nam Á trong đó có Đông Dương thuộc Pháp.

b - Trung Hoa:

Trong cuộc chiến tranh kháng Nhật, chánh phủ Trung Hoa Dân Quốc (Thống Chế Tưởng Giới Thạch) yếu thế phải lần lượt rút khỏi Đông Tam Tỉnh (Măn Châu), Thượng Hải và sau cùng thiên đô từ Nam Kinh về Trùng Khánh hầu tạo thế ỷ dốc với quân Anh ở Miến Điện.

II - Âu Châu:

a - Đức:

Sau khi kư hiệp ước “Bất Tương Xâm” với Liên Bang Sô Viết (Staline), Đức Quốc Xă (Hitler) xua quân tấn công chiếm nửa nước Ba Lan. Sau đó, với lực lượg hùng hậu, họ thôn tính toàn cơi Tây Aâu trong suốt một thời gian ngắn (trừ Anh Quốc nhờ eo biển Manche nên c̣n tồn tại, nhưng thủ đô Luân Đôn bị “bom bay” V1, V2 của Đức tàn phá nặng nề). Tiếp theo, Đức quay sang phía Đông chiếm hầu hết các nước trong vùng Balean và xé luôn hiệp ước “bất tương xâm” bằng cách tấn công Liên Sô.

b - Pháp:

Đối kháng với chiến lủy Siegfried của Đức, chiến lủy Maginot là niềm kỳ vọng của Pháp trong việc pḥng thủ. Tuy nhiên, Đức không tấn công trực diện mà dùng chiến thuật đánh bọc hậu làm Pháp không kịp trở tay phải tuyên bố “bỏ ngỏ” thủ đô Paris (đầu hàng) và phải chịu cắt nửa phần lănh thổ về phía Bắc cho Hitler. Phần c̣n lại ở phía Nam do Thống Chế Petain cai trị với tư cách Quốc Trưởng lấy thành phố Vichy làm thủ phủ. Tướng De Gaulle lưu vong sang Algerie thành lập “chánh phủ Kháng Chiến” chiến đấu trong hàng ngũ Đồng Minh cho đến ngày toàn thắng.

III - Vai Tṛ Của Mỹ Trong Cuộc Chiến:


Sau trận Đệ Nhất thế chiến, Hoa Kỳ có xu hướng đứng biệt lập với cựu lục địa nên giữ thái độ bàng quan giữa các phe lâm chiến mặc dù Thủ Tướng Anh (Churchill) nhiều lần lên tiếng cầu cứụ

Măi đến khi không quân Nhật tấn công tiêu diệt gần hết hạm đội ở Pearl Harbor (Trân Châu Cảng) tháng 12 năm 1941, Mỹ mới chịu tham chiến bên cạnh Đồng Minh ở các mặt trận Aâu Châu (đánh Đức, Ư) và Á Châu (đánh Nhật).

Năm 1944, ở Châu Aâu, Đức đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện, nhưng ở Á Châu (Mặt Trận Thái B́nh Dương) chiến tranh vẫn c̣n quyết liệt. Thế chiến thứ Hai chỉ thực sự kết liễu sau khi Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống đất Nhật vào các ngày 6-8-45 ở Hiroshima (Quảng Đảo), và ngày 9-8-45 ở Nagasaki (Trường Kỳ).

Ngày 15-8-45 Nhật Hoàng Hirohito lên đài phát thanh Tokyo tuyên bố đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện và . . chỉ xin cho được “tại vị”.

Để kết thúc chiến tranh vốn gây ra quá nhiều đau khổ mất mát cho nhân loại, Tổng Thống Roosewelt chấp nhận lời yêu cầu của Nhật Hoàng và chỉ định Đại Tướng Mac Arthur thay mặt Đồng Minh tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật. Cuộc lễ được tổ chức trên một chiến hạm của Hoa Kỳ đậu ngoài khơi vịnh Đông Kinh (Tokyo).


B - T́nh H́nh Đông Dương:

I - Thủ đoạn của Nhật:

Sau khi chiếm xong miền duyên hải Trung Hoa từ Bắc chí Nam, để dọn đường cho cuộc trường chinh vùng Đông Nam Á, Nhựt đă dùng áp lực buộc Pháp cho đỗ bộ vào Đông Dương để dùng nơi đây làm bàn đạp tấn công quân Anh ở phía Nam (Tân Gia Ba, Mă Lai, Miến Điện), quân Ḥa Lan (Nam Dương Quần Đảo), quân Bồ Đào Nha (Đông Timor) v. v. . . . và đặc biệt là nhắm vào miền Hoa Nam của Trung Hoa ở phía Bắc Việt Nam nhằm cắt đứt đường tiếp tế của Đồng Minh cho chánh phủ Trùng Khánh từ Miến Điện. Mặc dù được nhà cầm quyền Pháp thỏa măn mọi yêu sách, nhưng rốt cuộc vào đêm mồng 9 tháng 3 năm 1945, Nhựt vẫn trở mặt đảo chánh Pháp để nắm quyền cai trị toàn cơi Đông Dương.

II - Thủ đoạn của Pháp:

Sau khi đầu hàng, Quốc Trưởng Petain bổ nhiệm Toàn Quyền Decoux thay thế toàn quyền Catroux (theo De Gaulle) đă bỏ nhiệm sở đào thoát sang Tân Gia Ba (Singapore).

Trước viễn ảnh một cuộc nổi dậy có thể xảy ra của dân chúng, chánh quyền thuộc địa một mặt tập trung các phần tử khả nghi và dùng quân đội đàn áp đẩm máu những địa phương có phong trào chống đối, mặt khác nhằm mục đích phân hóa người bản xứ, chúng c̣n phát động phong trào thể thao một cách rầm rộ dưới sự điều khiển của Đại tá Ducuroy điển h́nh là tổ chức cuộc đua xe đạp ṿng quanh Đông Dương. Cụ thể là trong cuộc đua này, người miền Nam ủng hộ Phượng Hoàng Lê Thành Các, c̣n người miền Bắc th́ cỗ vũ cho Hùm Xám Vũ Văn Thân.

C - T́nh H́nh Trong Nước:


I - Chánh Phủ Trần Trọng Kim:

Sau ngày đảo chánh cướp được chánh quyền từ tay người Pháp, Nhựt đặt người vào các chức vụ chỉ huy từ hành chánh đến quân sự, kể cả các xí nghiệp của người Pháp làm chủ. Toàn quyền Nhựt hứa triệt để ủng hộ Hoàng Đế Bảo Đại trong việc trị nước an dân. Sau đó, để chứng tỏ thiện chí của ḿnh Toàn Quyền Nhựt tham khảo với Hoàng Đế Bảo Đại để chọn người đứng ra lập nội các. Người được chọn là học giă Trần Trọng Kim. Hoàng Đế Bảo Đại tấn phong chánh phủ Trần Trọng Kim tại Thành Nội (Huế) có sự hiện diện của Nam Phương Hoàng Hậụ


Đây là chính phủ đầu tiên mặc âu phục thay v́ quốc phục trong lễ tấn phong. Nhân viên chánh phủ gồm toàn thành phần trí thức khoa bảng có danh vọng trong xă hội đương thờị Vậy mà về sau ḷi ra mấy trự Cộng Sản gộc như luật sư Trịnh Đ́nh Thảo chẳng hạn. Đây là loại trí thức ăn phải bả cộng sản mà ta gọi là trí thức . . ngu hỏi ngủ.

II - Thành Lập Mặt Trận Việt Minh:

Để tránh áp lực của Nhựt tại vùng biên giới Hoa Việt, nhằm cắt đứt đường tiếp tế từ Miến Điện, chánh phủ Trùng Khánh quyết định hậu thuẩn cho những phần tử cách mạng Việt Nam lưu vong tại Trung Hoa thành lập lực lượng vũ trang chống Nhựt. Vào tháng 5 năm 1941, tại Quảng Tây dưới sự bảo trợ của Tướng Trương Phát Khuê, một hội nghị được triệu tập gồm những thành phần cách mạng Việt Nam do Nguyễn Aùi Quốc lănh đạọ Hội nghị thành lập một tổ chức lấy tên là:Mặt Trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh, gọi tắt là: Mặt Trận Việt Minh. Đầu năm 1943, Nguyễn Aùi Quốc đổi tên là Hồ Chí Minh và mang tên này cho đến chết.

III - Hoàng Đế Bảo Đại Thoái Vị:

Vào ngày 22 tháng 8 năm 1945, tại kinh đô Huế, Hoàng Đế Bảo Đại làm lễ thoái vị và tiếp nhận danh hiệu “Công Dân Thứ Nhứt” của Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa trứơc các đại diện “Uûy Ban Dân Tộc Giải Phóng Lâm Thời” gồm Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận. Trong dịp nầy ấn kiếm quốc bảo của triều Nguyễn cũng bị cộng sản tịch thụ

IV - Hồ Chí Minh Đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập:

Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại vườn hoa Ba Đ́nh (Hà Nội) Hồ Chí Minh đọc “Bản Tuyên Ngôn Độc Lập” và tuyên bố nuớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa hoàn toàn tự chủ, đồng thời ra mắt Tân Chính Phủ Lâm Thời do Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch với Cựu Hoàng Bảo Đại làm Cố Vấn Chính Phủ được gọi là Cố Vấn Vĩnh Thụỵ

V - Đồng Minh Giải Giới Quân Nhựt Ở Đông Dương:

Sau chiến tranh, quân Anh (Lord Mounbatten) được Đồng Minh giao nhiệm vụ giải giới quân Nhựt từ vĩ tuyến 16 trở vào, quân Trung Hoa (tướng Lư Hán) giải giới quân Nhựt từ vĩ tuyến 16 trở rạ

Vốn biết rơ bản chất “Cộng Sản Đệ Tam Quốc Tế” của Việt Minh trá h́nh dưới lớp vơ quốc gia dân tộc, nên Đồng Minh muốn mượn tay quân Pháp để tiêu diệt chúng bằng cách sắp xếp cho quân Pháp theo chân quân Anh trở lại Đông Dương. Quân Pháp do Tướng Leclerc chỉ huy đă nhanh chóng hoàn tất việc chiếm đóng và thiết lập hệ thống chánh quyền từ trung ương đến hạ tầng cơ sở.

VI - Nam Bộ Kháng Chiến:

Trước sức mạnh hùng hậu của quân Pháp, Uûy Ban Kháng Chiến Hành Chánh Nam Bộ do Phạm Văn Bạch làm Chủ Tịch, đă rút lui vào bưng biền như Đồng Tháp Mười, rừng U Minh, rừng Sát cùng với lực lượng vơ trang của chúng. Trong số nầy ngoài thành phần cộng sản c̣n có lực lượng các giáo phái Cao Đài, Ḥa Hảo, B́nh Xuyên và rất nhiều chiến sĩ quốc giạ

Trong số những chiến sĩ quốc gia nầy, có một đồng chí của chúng ta là anh Bùi Hữu Phiệt đă xây dựng nên một lực lượng vơ trang đáng kể được mệnh danh là Bộ Đội An Điền. Sau Bộ Đội nầy đổi là Chi Đội 25 khi hợp tác với B́nh Xuyên. Chi Đội nầy về sau bị Tướng Nguyễn B́nh, Tư Lệnh Miền bao vây giải giớị Một số lớn đảng viên của ta trong đó có anh Bùi Hữu Phiệt bị Việt Minh Cộng Sản hạ sát. Để kỷ niệm một đồng chí đă hy sinh v́ Tổ Quốc, Đảng đă lấy tên anh đặt cho Khu Bộ Quân Nhân tức là Khu Bộ Bùi Hữu Phiệt (trực thuộc Trung Ương Đảng Bộ).

Với âm mưu độc quyền chính trị để thực hiện chủ nghiă Cộng Sản trên đất nước Việt Nam, tập đoàn Cộng Sản Nam Bộ lúc bấy giờ do tên đồ tể Lê Duẫn cầm đầu về chính trị (Xứ Uûy Nam Bộ) và tên độc nhăn Nguyễn B́nh, Tư Lệnh Lực Lượng Vũ Trang Nam Bộ, đă phóng tay khủng bố triệt để hầu tiêu diệt các lực lượng vũ trang đối lập như Cao Đài, Ḥa Hảo, B́nh Xuyên, Đại Việt nên các lực lượng nầy lần lượt rời bỏ bưng biền trở về thành hợp tác với Pháp.

VII - Nam Kỳ Quốc:

Để đánh lừa dư luận trên thế giới và che đậy bộ mặt thực dân của ḿnh năm 1946 người Pháp đă dựng lên ở miền Nam một Chính Phủ Tự Trị lấy tên là Cộng Ḥa Nam Kỳ ma người ta gọi là Nam Kỳ Quốc do bác sĩ Nguyễn Văn Thinh làm Thủ Tướng. Khẩu hiệu “Xứ Nam Kỳ của người Nam Kỳ” được treo la liệt khắp nơị Họ xách động phong trào “chống Bắc Kỳ” bằng cách tổ chức những đoàn thanh niên chuyên đi t́m người Bắc để khủng bố (cho sợ để “chuồn” về Bắc). Để biết ai là người Bắc họ bảo nói câu “Tân Sơn Nhứt”. Người Bắc mặc dù ở trong Nam lâu cũng khó nói ba tiếng nầy đúng giọng miền Nam nhứt là nói nhanh.

Sau cái chết đột ngột của bác sĩ Nguyễn Văn Thinh mà dư luận cho rằng ông bị người Pháp giết bằng cách thắt cổ bằng giây điện, Bác sĩ Lê Văn Hoạch (Cao Đài) được đề bạt vào chức vụ Thủ Tướng.

VIII - Người Quốc Gia Bị Đẩy Vào Thế Phải Hợp Tác Với Pháp:

Trước khi quyết định trở về thành, người quốc gia thừa hiểu rằng một khi rời bỏ bưng biền về hợp tác với Pháp th́ sẽ bị cộng sản tuyên truyền bôi lọ bằng cách gán cho hai tiếng “Việt Gian”, nhưng đứng trước bao cái chết của những nhân vật nổi tiếng từ Bắc chí Nam th́ ta c̣n câu nệ ǵ mà không t́m cách tự cứu ḿnh để “lưu thân hữu dụng”, c̣n v́ “tự ái xằng” để t́m cái chết một cách ngu xuẩn hay saỏ Ta chẳng từng biết cac1 ông Trần văn Thạch, Tạ Thu Thâu, Hồ Vĩnh Kư ,v .v . . . cũng v́ khác chính kiến với chúng mà bị thủ tiêu đó saỏ Ngoài quư vị vừa nêu trên c̣n biết bao người khác bị chúng sát hại với chính sách “thà giết lầm hơn tha lầm” của chúng. Phải nói tội lỗi của chúng là loại tội lỗi “Trời không dung, Đất không tha” (mà chắc những “người tù cải tạo” đă từng nghe chúng nó gán ghép cho ḿnh), th́ tại sao ta lại không biết sống cho hợp ư Trời mà tiêu diệt chúng để trả thù cho những người đă khuất? Với ư nghỉ đó, người quốc gia dứt khoát ly khai với Cộng Sản mà không có một tí mặc cảm nàọ Con chó bị đẩy vào đường cùng c̣n có phản ứng để tự vệ huống chi chúng ta là con ngườỉ Do đó sau nầy những cảnh “giết qua giết lại” giữa quốc gia và cộng sản đă xảy ra trên mọi miền đất nước suốt 30 năm dài, gây ra không biết bao nhiêu là thảm cảnh. Ngoài ra với chính sách “tiêu thổ kháng chiến” học được của quan thầy Liên Sô, chúng đă làm cho hàng triệu gia đ́nh gặp phải cảnh “sinh vô gia cư, tử vô địa táng”. Thật là “trúc rừng không ghi hết tội” vậỵ

IX - Về Thành:

Sau khi quyết định ly khai với Việt Minh, các đoàn thể bắt đầu liên lạc với người Pháp qua trung gian của chính phủ Nam Kỳ. Ḥa Hảo với số tín đồ đông đảo ở miền Tây, Tướng Trần Văn Soái (tự Năm Lửa) đống bản doanh ở Cái Vồn (Cần Thơ), Tướng Lâm Thành Nguyên (tự Hai Ngoán) đống bản doanh ở Cái Dầu (Châu Đốc), Tướng Lê Quang Vinh (tự Ba Cụt) đống bản doanh ở Thốt Nốt (Long Xuyên) và Tướng Nguyễn Giác Ngộ đặt bản doanh ở Cao Lănh (Kiến Phong), Cao Đài với số tín đồ tập trung đông đảo ở Tây Ninh nên đóng bản doanh ở Long Hoa (gần Ṭa Thánh), Thiên Chúa Giáo của Đại tá Leroy (một người Việt lai Pháp) được trọn quyền thao túng toàn tỉnh Bến Tre, B́nh Xuyên với Tướng Lê Văn Viễn đặt bản doanh ở Chánh Hưng (Chợ Lớn), Đại Việt đặt trụ sở Trung Ương ở Tân Định (Sài G̣n).

Việt Minh rất cay cú việc nầy nên đải phát thanh Nam Bộ của chúng đă lấy hai chữ đầu (tên các đoàn thể) như Ḥa Hảo chúng đọc là Hốt Hết (H.H), Cao Đài chúng đọc là Chặt Đầu (C.Đ), Thiên Chúa chúng đọc là Uống Máu Dân Chúng (UMDC) là chữ viết tắt của Union Militaire de defeuse des Chretientes (Liên Hiệp Quân Sự Bảo Vệ Giáo Dân), Đại Việt chúng đọc là Đít Vịt (Đ.V). Riêng B́nh Xuyên chúng chỉ thóa mạ đích danh Bảy Viễn, chớ không đá động đến danh từ B́nh Xuyên v́ sợ đụng chạm đến anh em chiến sĩ B́nh Xuyên đang chiến đấu trong lực lượng Mười Trí (Hùynh văn Trí).

Lúc đầu các lực lượng nầy, người Pháp gọi là lực lượng bổ túc (forces suppletives) chỉ đặt trọng tâm vào việc giữ an ninh trong khu vực trách nhiệm; lần lần v́ nhu cầu gia tăng quân số, mua sắm vũ khí, nên lấn sang lănh vực kinh tế như thâu thuế lợi tức của các thương nhân qua lại ngang đồn bót bằng xe cộ, tàu thuyền. Riêng B́nh Xuyên th́ đường đường chính chính mở các ṣng bạc như Kim Chung ở Cầu Oâng Lănh và Đại Thế Giới ở Chợ Lớn để thu lợi một cách công khai hợp pháp.

Tướng Lê Văn Viễn nhờ có quyền và có lợi nên được một số nhân sĩ như Trần Văn Aân, Trần Thiện Vàng, Hồ Hữu Tường kể cả Bà Phạm Văn Bạch ủng hộ.

X - Cựu Hoàng Bảo Đại Xuất Ngoại:

Tháng 3 năm 1946, nhờ sự đồng ư của Hoa Kỳ, một phi cơ được gữi đến Hà Nội đón Cựu Hoàng Bảo Đại và phái đoàn rời Việt Nam đi Trùng Khánh. Nơi đây Cựu Hoàng Bảo Đại được Tổng Thống Tưởng Giới Thạch đón tiếp và lưu lại đây 3 tháng. Vào tháng 6 năm 1946, chánh phủ Anh cho phép Cựu Hoàng chánh thức định cư tại Hồng Kông. Được biết vào giờ chót, Hồ Chí Minh đổi ư muốn giử Cựu Hoàng ở lại nhưng không kịp, v́ phi cơ đă cất cánh. Cựu Hoàng thoát khỏi tay Cộng Sản, đă làm cho Hồ Chí Minh vô cùng bực tức nhưng đành trơ mắt ếch nh́n theo chiếc phi cơ càng lúc càng lên cao trước mắt bọn anh ninh của chúng.

XI - Thành Lập Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp:

Sau khi Cựu Hoàng Bảo Đại định cư tại Hồng Kông và có tin chánh phủ Pháp muốn trực tiếp thương thuyết với Cựu Hoàng th́ các lănh tụ, các chính khách ở khắp nơi từ trong nước đến hải ngoại nườm nượp bay tới Hồng Kông yết kiến Cựu Hoàng để thỉnh cầu Ngài đứng ra lănh đạo quốc gia thương thuyết với Pháp. Cựu Hoàng đă đồng ư trên nguyên tắc. Tuy nhiên, c̣n phải phát động rầm rộ ở trong nước một phong trào tích cực ủng hộ để Cựu Hoàng được danh chánh ngôn thuận nói chuyện với Pháp.

Thế là ở miền Nam thành h́nh một tổ chức tên là Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp c̣n gọi là Mặt Trận Cao - Thiên - Đại - Ḥa - B́nh, nghĩa là mặt trận gồm các đoàn thể: Cao Đài, Thiên Chúa, Đại Việt, Ḥa Hảo và B́nh Xuyên.

Cũng nằm trong kế hoạch nầy Đảng đă mở một văn pḥng tại nhà Bác sĩ Trần Đ́nh Quế đặt dưới sự điều khiển anh Sáu (Kỷ sư Phan Thông Thảo). Bác sĩ Quế có Pháp tịch nên lấy tên là Robert Couey vốn là Cha của Trung Tá Trần Đ́nh Lan. Tại đây chúng ta đă rải truyền đơn “ủng hộ Cựu Hoàng Bảo Đại” dưới danh nghiă của Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp.(V́ việc răi truyền đơn mà Thu và tôi bị ra ṭa về tội dùng bảng số xe giả và bị phạt vạ. Riêng tôi khi đi xin bản sao lục án ṭa để nộp vào hồ sơ thi vào Trường Vơ Bị bị Ṭa Đô Chính từ chối không chịu cấp và Anh Tư (Bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn) nhân danh Bộ Trưởng Bộ Thanh Niên & Thể Thao phải can thiệp, với câu “Anh Thừa có công chớ không có tội”.

D - Nguyên Nhân Thúc Đẩy Việc Lập Chiến Khu:

Đầu năm 1947, nhận thấy chánh phủ Nam Kỳ của thủ tướng Lê Văn Hoạch không c̣n thích hợp với t́nh thế nữa nên Pháp buộc ḷng phải thay đổi chánh sách bằng cách đổi tên lại là Chánh Phủ Nam Phần Việt Nam với ông Nguyễn Văn Xuân làm Thủ Tướng, kế đó là ông Trần Văn Hữụ

Nhằm phá giải pháp Bảo Đại nên Việt Minh gia tăng hoạt động khủng bố ở nội thành Sài G̣n. Nhiều nhân vật quan trọng bị Việt Minh sát hại trong đó có ông Văn Văn Của Đô Trưởng Sài G̣n, Đại tá người Pháp bị cắt cổ ở đường Tự Do (Catinat cũ), liệng lựu đạn vào rạp hát Thành Xương làm cho một số nghệ sĩ bị thương vong v. v. . .

Thấy văn pḥng đặt tại nhà bác sĩ Trần Đ́nhQuế an ninh không được bảo đảm, Anh Tư quyết định dời lại tư dinh của cựu thủ tướng Lê Văn Hoạch. Tại đây Việt và tôi được Đảng giao điều hành công việc văn pḥng kể cả việc chuẩn bị tài liệu cho anh Tư đi Hồng Kông hợp với Cựu Hoàng Bảo Đạị

Để thích ứng với t́nh thế lúc bấy giờ Đảng chủ trương xây dựng một lực lượng vơ trang để bảo đảm an ninh cơ sở và hậu thuẩn cho hoạt động chính trị, v́ lúc bấy giờ ta chỉ mới có tổ chức ngoại vi là Thanh Niên Bảo Quốc Đoàn do đồng chí Đỗ văn Năng làm thủ lĩnh. Nói đến việc xây dựng lực lượng vơ trang th́ trước tiên phải có đất dụng vơ. Mà muốn có đất dụng vơ phải có sự đồng ư của người Pháp. Trên nguyên tắc Đảng cố tránh tiếp xúc với người Pháp về việc nầỵ Quyết định sau cùng là thương lượng với Pháp qua trung gian của thủ tướng Trần văn Hữụ Anh Chỉnh và tôi đến gặp Thủ tướng Trần Văn Hữu, tại văn pḥng ở đường Gia Long.

Sau khi được sự đồng ư của Pháp, Đảng chỉ định anh Kiệt (Nguyễn Hưng Khải) thay mặt Đảng tiếp xúc với nhà cầm quyền quân sự Pháp để thương lượng việc đóng quân.

I - Những khó khăn buổi đầu:

a - Chiến Khu B́nh Qưới Tây:

Chiến Khu B́nh Quới Tây nằm trong lănh thổ tỉnh Gia Định. Đây là chiến khu thứ hai ở miền Nam của Đảng do anh Kiệt (Nguyễn Hưng Khải) và anh Thanh (Nguyễn Ngọc Lựu) chịu trac1h nhiệm sau chiến khu An Điền. Ít lâu sau ngày thành lập anh Khải đă mốc nối được với một cán bộ Cao Đài c̣n bị kẹt ở trong chiến khu, đem một đại đội ra hợp tác. Họ được đưa về đồn trú tại một trại lá nằm trong xă B́nh Quới Tâỵ

Chánh phủ biệt phái cho chiến khu một chiếc Land Rower có tài xế để chuyên chở thực phẩm tiếp tế cho đơn vị. Anh Thanh được giao phụ trách công tác nầỵ Độ một tuần sau, một bửa sáng sau khi mua thực phẩm xong, anh Thanh ghé lại văn pḥng kêu tôi cùng đi vào chiến khụ Khi vào đến nơi thấy doanh trại trống không, không có một bóng người, chúng tôi trở về báo cáọ Sau được một đội viên trốn thoát về thuật lại là vào buổi chiều hôm trước, anh em ra sân chơi bóng chuyền, số c̣n lại ngồi xem. Th́nh ĺnh năm đội viên vào trại lấy súng ra uy hiếp bắt mọi người phải đi theọ Anh đội viên nầy lợi dụng đêm tối trốn về được. Th́ ra trong số chiến sĩ Cao Đài nầy có một số cán bộ Việt Minh trà trộn vào làm nội tuyến mà ta không biết

b - Chiến Khu Tân Quí Tây:

Sau thất bại nầy anh Khải quyết định về miền Tây lập chiến khụ Sơ khởi anh tham khảo ư kiến của Đảng Bộ Tỉnh Sa Đéc th́ được anh em mớm ư là nên lập ở xă Tân Quí Tây (?) xă nầy ở gần thị xă Sa Đéc (độ hai cây số) và rất an ninh nhờ có hai đơn vị bạn (một của Cao Đài, một của Ḥa Hảo) trú đóng.

Sau khi liên lạc và thỏa thuận với Pháp anh trở về Sài G̣n báo cáo t́nh h́nh và xúc tiến ngay công việc. Tôi được Đảng chỉ định đi cùng với anh Khải và anh Thanh trong nhiệm vụ nầỵ Thế là chúng tôi hướng dẫn một số anh em trong Thành bộ Sài G̣n Chợ Lớn khoảng 20 người lên đường trực chỉ miền Tâỵ

Trong thời gian chúng tôi c̣n ở Sài G̣n, th́ ở Sa Đéc anh em đă mốc nối được một số cán bộ đang hoạt động trong hàng ngũ Việt Minh như anh Trần Thiện Tứ là Trường Ban Công Tác Thành, anh Tư Đen là Phó Ban và một số đội viên. Khi chúng tôi tới địa điểm chỉ định được vài tuần th́ anh Sáu Long (Nghĩa) dẫn các anh em mới đến giới thiệụ Thế là sĩ số chúng ta lên được một trung đội với một số súng ngắn (rouleau) và lựu đạn loại tấn công (OF).

Không biết v́ lư do nào mà người Pháp giao cho ta khu vực nằm giữa vùng kiểm soát của hai giaó phái Ḥa Hảo và Cao Đài, v́ thế mà trong thời gian gần hai tháng ở đây sự hoạt động của ta chỉ hạn chế trong việc giáo dục chính trị cho chiến sĩ mà thôị Tôi đảm nhiệm vai tṛ nầỵ(Chánh Trị Viên)

II - Chiến Khu An Thành Thành H́nh:

Để tránh đụng chạm với đơn vị bạn, anh Khải đi Vĩnh Long tiếp xúc với Tỉnh Đảng Bộ ở đây nhờ t́m địa điểm mớị Anh em giới thiệu cù lao An Thành lúc bấy giờ đang nằm trong tay của Việt Minh. Tuy lực lượng chúng không mạnh nhưng nhờ địa thế thuận lợi mà chúng có thể giữ vững được, mặc dù cù lao nầy chỉ cách tỉnh lỵ Vĩnh Long một con sông với diện tích khoảng năm cây số vuông. Có thể nơi đây là một địa điểm lư tưởng nên anh Khải tiếp xúc ngay với Pháp để “xin đứt” cù lao Anh Thành gồm hai xă Anh Thành và B́nh Lương.

Người Pháp bấy lâu rất bực v́ cái ung nhọt nầy, nay có người t́nh nguyện gánh vác thay th́ c̣n mong ǵ hơn nữa, nên đồng ư ngaỵ Chẳng những thế họ c̣n hứa cung cấp vũ khí cho ta theo đề nghị của anh Khảị Khi có được địa điểm mới rồi anh Khải trở về Sa Đéc đưa anh em xuống Vĩnh Long để bắt đầu một khúc quanh mớị

Tôi cần nói rơ điều nầy là sở dĩ người Pháp đồng ư hợp tác với ta v́ các lư do sau đây:


- Một là ta được sự giới thiệu của thủ tướng Trần Văn Hữụ

- Hai là ta có thể giúp họ một tay để giữ an ninh một khu vực trọng yếụ

- Ba là ta chống Cộng triệt để.

Tuy nhiên, đối với ta họ lại thi hành chánh sách “Tin khả tin, pḥng khả pḥng” v́ họ biết ta qua danh xưng Nationaliste (khắc tinh của Thực Dân), họ biết ta chỉ lợi dụng thế lực của họ chớ không thực tâm hợp tác như các đoàn thể khác và sau nữa là họ biết trong hàng ngũ chiến sĩ của ta có nhiều Việt Minh trở về từ chiến khụ V́ thế khi cấp phát vũ khí họ chỉ cấp cho ta loại súng trường “cổ lỗ xỉ” (khi bắn xong phải dùng cây thông ṇng thụt vỏ đạn ra). Lựu đạn khi ném th́ trái nổ trái không, c̣n đạn th́ họ đếm từng viên. Mỗi lần lănh đạn phải đem theo vơ để “một đổi một”

Tuy biết rơ tâm địa của họ, nhưng chúng ta đành chấpp nhận giải pháp “lợi dụng lẩn nhau để đôi bên cùng có lợi”. Dù sao xấu mà có c̣n hơn là không có ǵ.

a - Đặt Tổng Hành Dinh:

Để đổ bộ được an toàn, Phân khu Vĩnh Long cho một đại đội lính Bắc Phi yễm trợ nên ta không gặp trở ngại nào lúc chân ướt chấn ráo đặt chân lên cuộc đất mới nầỵ Chổ chúng tôi đóng Tổng Hành Dinh là một cái đ́nh thờ Thành Hoàng xă An Thành. Đây là một cái đ́nh khá rộng răi nằm trên “mũi tàu” của hai nhánh sông gặp nhau nên rất tiện việc pḥng thủ với ba mặt là sông. Danh từ Tổng Hành Dinh là chúng ta cường điệu chớ thực sự chỉ là một cái đồn không hơn không kém với một trung đội trú pḥng. (Tánh anh Khải vốn thích cái ǵ cũng vĩ đại).

b - Tổ Chức Nội Bộ:

Một Bộ Chỉ Huy được thành lập với anh Khải làm Chỉ Huy Trưởng có nhiệm vụ liên lạc với Trung Ương Đảng và chánh quyền địa phương. Anh Thanh làm Trưởng Ban Quản Trị lo việc nuôi quân. Tôi được “phong” làm Thanh Tra Quân Sự phụ trách kỷ luật nội bộ kiêm chánh trị viên. Anh Tứ làm với Anh Tư Đen phụ tá, phụ trách khâu tác chiến. Sau nầy anh Sáu Long đảm trách chức vụ Chỉ Huy Quân Sự với anh Tứ làm Phó. Anh Tư Đen làm Trưởng Ban Công Tác ở đây có nghĩa là tạp dịch. Về sau công việc càng ngày càng nhiều, anh Khải đề nghị Trung Ương bổ sung thêm cán bộ. Trong số từ Sài G̣n xuống có anh Chĩnh (Hữu) được giao nhiệm vụ Chỉ Huy Phó, anh Trần Văn Tự phụ trách về thông tin, văn hóa, anh Hà Phát Toán phụ trách về y tế, anh Lư Minh Khánh phụ trách về an ninh trật tự mà anh Khải dùng danh từ Hiến Binh. Từ Sa Đéc xuống có các anh Sáu Long (Nghiă), anh Ba Tửu, anh Thưởng và một số anh em khác như anh Ngữ, anh Pḥ, anh Măo, anh Hảo, anh Hà Phú Kính, v v . . . .

Tỉnh Bộ Vĩnh Long bổ sung thêm anh Ba Kư, anh Hai Trương và anh Bửu vốn là những anh em ở địa phương. Riêng anh Hai Trương khi rời bỏ hàng ngủ Việt Minh có đem về một khẩu súng lục 6.35. Về sau anh thi đậu vào trường Vơ Bị Đà Lạt, và sau một tháng luyện tập đă bị An Ninh Quân Đội loại khỏi quân trường v́ đă có thời gian hoạt động trong hàng ngủ Việt Minh mặc dù sau nầy anh đă trở về với chúng ta.

c - Xúc Tiến Công Tác Theo Thứ Tự Ưu Tiên:

Tùy theo t́nh h́nh và khả năng, ta đă áp dụng các biện pháp sau đây:

1 - An Ninh: Để bảo đảm an ninh khu vực đóng quân, ta huy động thanh niên địa phương tiếp tay thiết lập hệ thống bố pḥng như đào giao thông hào, làm hàng rào có hệ thống ánh sáng đốt bằng đèn bảo, ban bố t́nh trạng giới nghiêm ban đêm, tổ chức đội tuần tra lưu động thủy bộ để kiểm soát các trục giao thông và tổ chức một hệ thống an ninh t́nh báọ

2 - Chánh Trị: T́m hiểu qua sự giới thiệu của anh em sở tại chủ yếu là những nhà tai mắt, những thân hào nhân sĩ có tinh thần quốc gia để kéo họ về hợp tác. Trong số những nhân vật nầy có thầy giáo Phan Hoàng Tâm là bố vợ của đồng chí Tám di sau nầỵ Cũng v́ sự quan hệ nầy mà thầy giáo Tâm đă bị Việt Minh thủ tiêu mất xác, thật đáng thương.

3 - Xă Hội:

- Dân vận: Vận động với chánh quyền tỉnh Vĩnh Long đem vải về bán cho dân với gía chính thức mà theo dư luận th́ đây là một việc làm rất đắc nhân tâm.

- Thông Tin: mua một cái Radio và báo chí để phổ biến tin tức hàng ngàỵ

- Văn Hóa: Tổ chức các lớp B́nh Dân Học Vụ để xóa nạn mù chữ trong giới thanh niên nam nữ.

- Văn Nghệ: Tổ chức các buổi tŕnh diễn văn nghệ vào các dịp lễ truyền thống. Trong những dịp nầy anh em cán bộ và chiến sĩ phối hợp với thanh niên nam nữ địa phương cùng tŕnh diễn. Có lần ta c̣n mời cả chánh quyền quân sự tỉnh Vĩnh Long qua dự khán và rất được khen ngợị

- Thể Thao: Tổ chức đội bóng tṛn đấu giao hữu giữa chiến sĩ và thanh niên địa phương. Trong sinh hoạt nầy có lần chúng ta mời hội Sa Đéc xuống đá trong đó có cựu cầu thủ quốc tế Cao Hoài Cuối vốn là cựu cầu thủ Hội Tuyển Nam Kỳ. Trong trận đấu nầy, tuy đội Sa Đéc trội hơn về thể lực và chơi thiếu tinh thần thể thao mà vẫn thuạ Ngoài bóng tṛn ta c̣n có bộ môn bóng bàn và cờ tướng cho anh em giải trí.

- Y Tế: Thành lập một Ban Y Tế để chửa trị cho anh em chiến sĩ và dân chúng trong những trường hợp khẩn cấp.

4 - Quản Trị:

- Công Tác: Phụ trách các công việc từ đốn cây, chẻ củi đến việc chất chà bắt cá và các việc linh tinh khác có nghĩa như “tạp dịch” của quân đội chánh quị

- Hỏa Thực: Hằng ngày bơi xuồng từ An Thành qua chợ Vĩnh Long mua thức ăn tươi đem về cho các chị em vợ chiến sĩ phụ trách nấu ăn.


5 - Hành Chánh: Chọn các đồng chí thông thạo công việc giao cho phụ trách các công việc sau đây:

- Tổ chức lại hệ thống chánh quyền từ xă đến ấp.

- Kiểm tra dân số

- Kiểm soát đất công điền.

d - Đào Tạo Cán Bộ Quân Sự:

Như đă tŕnh bày ở trên, v́ t́nh h́nh đ̣i hỏi mà Đảng đă đi tới quyết định thành lập chiến khu với mục đích chính yếu là đào tạo cán bộ quân sự. Trong kế hoạch nầy Trung Ương đă đưa về chiến khu An Thành các cán bộ quân sự sau đây:

1 - Đồng chí Trần Văn Mạnh, nguyên sĩ quan trong quân đội Pháp. (Sau khi măn khóa huấn luyện, đồng chí Mạnh trở về Sài G̣n được chánh phủ bổ nhiệm làm Trưởng Ty Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Khánh Ḥa (Nha Trang). Trong một cuộc va chạm giữa nhân viên Công An thuộc quyền với binh sĩ Hải Quân, đồng chí đi dàn xếp, nhưng vừa tới nơi th́ bị một người lính hải quân bắn chết.)

2 - Đồng chí Thanh (quê Quảng Ngăi) (về sau là sĩ quan Quân Đội Quốc Gia Việt Nam dứơi thời Quốc Trưởng Bảo Đại và trở thành em rễ của nguyên Thiếu Tướng Đặng Thanh Liêm. Đồng chí phục vụ tại Tiểu Đoàn 11 (11e BVN) đóng tại Châu Đốc với chức vụ Đại Đội Trưởng. Trong cuộc hành quân của Tiểu Đoàn 11 tại Thất Sơn đồng chí đă anh dũng hy sinh).

3 - Đồng chí Tú (tức Tú râu) xuất thân từ trường Vơ Bị Lục Quân Yên Báỵ (Sau khi măn khóa huấn luyện đồng chí ở lại chiến khu An Thành cho tới ngày giải tán và cùng về Sài G̣n với tất cả anh em. Đă lâu không gặp không biết hiện giờ đồng chí ở đâủ).

V́ không có đủ súng nên ta đă chế ra những khẩu súng gỗ để cho chiến sĩ thực tập. Với phương tiện eo hẹp, ta chỉ học những ǵ ḿnh có như về vũ khí th́ tập ném lựu đạn, tập tháo ráp súng lục (rouleau, P.38), tiểu liên Sten và súng trường (Nhựt). Đặc biệt khi thaó ráp vũ khí, anh Mạnh bắt phải lấy khăn bịt mắtt lại (như làm trong đêm tối). Về chiến thuật th́ học cá nhân tác chiến, chiến thuật tiểu đội lên tới đại đội và sau cùng là kỷ thuật chiến đấu trong thành phố. Ngày măn khóa học viên cũng phải qua kỳ sát hạch về lư thuyết và thực hành ngoài thực địạ

e - Những Lần Đỗ Máu:

Từ ngày thành lập đến ngày giải tán chúng ta bị tất cả năm lần đổ máu tại chiến khu An Thành mà tôi xin tường thuật với tư cách một chứng nhân:

- 1 -
Cái chết của hai anh Lê Văn Phát và Nguyễn văn Phó: Đây là những giọt máu đầu tiên của những đảng viên Đại Việt đổ ra tại mảnh đất nầỵ Trong một lần hành quân tuần tiểu ở xă B́nh Lương, cách Tổng Hành Dinh chừng hai cây số, hai đồng chí Lê Văn Phát và Nguyễn Văn Phó lọt vào ổ phục kích của Việt Minh. Đồng Chí Phát bị bắn chết tại trận, trong khi đồng chí Phó bị địch bắt đi mất tích. Sau nghe lại qua lời dân địa phương th́ đồng chí Phó bị Việt Minh giết bằng cách neo đá vào ḿnh thả xuống sông Cổ Chiêng mất xác.


- 2 -
Bị Việt Cộng phục kích lần thứ hai: Trong một cuộc tuần tiểu đêm, anh Pḥ Tiều Đội Trưởng dẫn một tiểu đội xuất phát từ Tổng Hành Dinh qua ấp An Thới bọc lên đầu Cồn trở về. Trời tối đen như mực lại mưa lâm râm. Chúng tôi di chuyển một hàng dọc trên con đường nhỏ cập theo bờ sông. Anh Khánh đi đầu (t́nh báo) vơ trang súng trường, anh Pḥ (Hải) đi kế với khẩu P.38, tôi đi thứ ba với khẩu tiểu liên Sten cách khoảng nhau vừa đủ thấỵ Th́nh ĺnh có tiếng súng tiểu liên từ phía trước. V́ quá bất ngờ tôi không kịp phản ứng chỉ đứng nh́n những tia lửa từ họng súng địch tủa rạ Sau khi nhận định được t́nh thế hiễm nguy tôi mới chùi xuống mé đường ẩn núp. V́ đi theó đội h́nh hàng dọc nên ta chỉ kịp tản ra hai bên để tránh bị bắn xâu táo, chớ không thể bắn trả v́ sợ bắn nhằm anh em.đi phía trước. Nhưng nhờ sự im lặng nầy mà Việt Cộng hoang mang không biết ta ở đâu nên không dám tiến, về sau một hồi nổ súng chúng rút lui về phía An Thớị Về phần tôi sau khi ngưng tiếng súng tôi đng chờ xem động tịnh như thế nào th́ chợt nghe có tiếng động ở phía trước. Mặc dầu không biết là địch hay bạn tôi vẫn lên tiếng hỏi mật khẩu: “Phải anh Thanh đó không?” Có tiếng trả lời “Niên đây”. Tôi biết đây là bạn v́ mật khẩu của ta đêm đó là: Hỏi Thanh, đáp Niên”. Không do dự tôi tiến về hướng có tiếng nói, th́ ra là anh Khánh. Tôi hỏi: “Anh có sao không?” Khánh trả lời: “Tôi bị găy tay rồi anh Tư ơi!”. Tôi lại gỡ cây súng từ tay anh Khánh mang vào vai mặt và d́u anh Khánh đi về. Vừa qua khỏi một cây cầu th́ có tiếng hô “Thanh” tôi trả lời “Niên”. Th́ ra anh em ở nhà nghe tiếng súng nổ biết là chúng tôi bị địch tấn công nên kéo lên tiếp ứng. Toán nầy do anh Trần Thiện Tứ chỉ huỵ Tôi bảo anh Tứ cắt một người đi t́m xuồng chở anh Khánh về. Số c̣n lại yễm trợ cho anh em rút lui c̣n tôi một ḿnh đi bộ về trước. Sau đó anh em lục tục về đều đủ. Khi kiểm điểm lại vũ khí th́ anh Muôn báo cáo là trong khi chạy, anh đă đánh rơi mất khẩu súng của anh. C̣n anh Khánh khi về tới đ́nh, nhân viên ban y tế cởi áo anh ra săn sóc vết thương th́ ngoài cánh tay gảy anh c̣n bị một viên đạn Thompson bắn xuyên qua ngực từ trước ra sau mà anh không biết. Có lẽ v́ viên đạn bắn quá gần nên qua “ngọt”. Sau một thời gian điều trị ở bệnh viện anh b́nh phục trở về với một cánh tay xụị Từ đó anh có biệt danh là Khánh “què”.

Sau khi chiến khu An Thành giải thể, anh Khánh ở lại An Thành lấy vợ sanh được ba trai một gáị Hiện nay các con anh đều có giađ́nh. Riêng vợ chồng anh th́ đă qua đờị

- 3 - Cái chết của anh Nguyễn Hưng Khải: Vào một đêm tháng chạp, tôi đang viết bài cho số báo Xuân (báo tường) trong pḥng th́ th́nh ĺnh có một đội viên (trong phiên gác) bước vào xin mồi thuốc. Mồi xong hắn đi ra trong khi đó tôi lại tiếp tục viết. V́ ngồi lâu mơi cổ tôi ngẫng đầu lên làm một động tác cho bớt mơị Khi vừa ngước mặt lên th́ tôi thấy tên đội viên mồi thuốc vừa rồi đang chong súng (khẩu tiểu liên Sten của Anh quốc) hướng vào tôị Theo phản xạ tự nhiên tôi la to hai tiếng “Việt Minh! Việt Minh!”. Vừa la tôi vừa đạp vào bàn cho ghế bật ngửa xuống đất. Cùng lúc một tràn tiểu liên nổ vang. May mắn tôi không bị thương v́ loạt đạn nầỵ Sau loạt đạn hắn xách súng chạy ra phía trước đ́nh nơi anh Khải ngủ. Lúc đó anh Sáu Long đang ngủ trong nóp kế chỗ tôi ngồi khoảng hai thước về bên trái dưới đất, nghe tiếng la và tiếng súng nổ vội tung nóp chạy đuổi theo tên nội tuyến th́ vừa kịp thấy hắn đang chạy ra đồng, sau khi đă ria một loạt đạn vào người anh Khảị Mặc dầu đêm tối và hơi xa, anh Long vẫn bắn theo hắn với khẩu súng trường của anh. Sau phát súng của anh Sáu Long th́ tên Việt Minh nội tuyến chạy mất dạng. Sáng lại anh em ra quầng kiếm dấu vết th́ chỉ lượm được cái chargeur (c̣n vài viên đạn), bị đạn xuyên một lỗ, c̣n trong pḥng dưới chiếc ghế chỗ tôi ngồi hồi hôm, một trái lựu đạn loại OF đă bật muỗn an toàn nhưng không nổ. Nếu trái lựu đạn nầy nổ th́ không biết anh Sáu Long và tôi có c̣n nguyên vẹn đến giờ nầy hay không? Măi đến bây giờ tôi cũng không biết tên nội tuyến đă bỏ trái lựu đạn vào lúc nàỏ

Về phần anh Khải, có lẽ khi nghe tiếng súng anh rời chỗ ngủ ra xem việc ǵ xảy ra th́ vừa đúng lúc tên nội tuyến chạy tới nên hắn đă ria một loạt đạn làm anh bị thương với ba viên đạn vào hai chân. Sau khi băng bó các vết thương thấy máu không c̣n chảy anh em quyết định sẽ tản thương vào sáng hôm sau để tránh nguy hiểm v́ sợ ngoại viện của Việt Minh. Trong khi chờ sáng mặc dầu các vết thương hành hạ, anh vẫn bảo tôi lấy quyển tiểu thuyết (Pháp Văn) mà anh đang đọc giở, đọc cho anh nghẹ

Sáng hôm sau tôi qua liên lạc với Pḥng Nh́ của Pháp xin phương tiện tản thương và đích thân anh Hữu đă đưa anh Khải vào bệnh viện. Nằm viện được ba bốn hôm th́ anh Hữu về cho hay anh Khải đă qua đờị Anh chết một ḿnh trong bệnh viện không có lấy một người thân bên cạnh. Đám tang anh được tổ chức khá tươm tất với sự góp mặt của anh em Cán Bộ và Chiến Sĩ khu An Thành, kể cả vị Tỉnh Trưởng đương nhiệm đi đưa tiển. Anh đă được an táng tại đất Thánh Tây của thị xă Vĩnh Long (mà bây giờ đă bị Cộng Sản sang thành b́nh địa)

4 - Cái Chết Của Em Trần Văn Điển: Em Trần Văn Điển là con của cố chiến sĩ cách mạng Trần Văn Thạch và là em ruột của đồng chí Trần Văn Tự. Vốn là một thanh niên có ḍng máu cách mạng của cha anh, em Điển mặc dù đang là một sinh viên đă từ Sài G̣n xuống tham gia vào chiến khu An Thành.

Một đêm Việt Minh về tấn công chúng ta với mục đích khuấy rốị Chúng từ phía bên kia sông bắn vào phía hông Tổng Hành Dinh bằng những khẩu súng trường. Nghe tiếng súng, tôi định chạy ra giao thông hào, nhưng vừa tới cửa th́ thấy có người mặc áo trắng nằm sắp dưới đất. Xem lại th́ ra em Điển đă chết v́ một viên đạn bắn trúng “hang cua” bên tráị Có lẽ khi súng nổ, em Điển ngủ ở ngoài nên chạy ra giao thông hào trước như những chiến sĩ khác, nhưng v́ em mặc aó trắng nên đă vô t́nh làm đích cho Việt Minh nhắm bắn. Thật tội nghiệp, em chết khi chưa đầy 20 tuổi với một tương lai đầy triển vọng.

Chúng tôi chôn em ở đất Thánh Tây thị xă Vĩnh Long bên cạnh mộ phần anh Nguyễn Hưng Khảị

- 5 - Lần Đổ Máu Sau Cùng: Vào một đêm tối trời, tôi đang ngủ th́nh ĺnh bị một tiếng lựu đạn nổ vang đánh thức dậỵ Tiếp theo tiếng lựu đạn là những tràn tiểu liên nổ như bắp rang. Biết đây là cuộc đột kích của Việt Minh vào Tổng Hành Dinh , theo phản xạ tôi lăn xuống đất kéo theo vợ tôi lúc đó đang mang thai ba tháng (đứa congái đầu ḷng của tôi sau nầy). Chúng tôi chui xuống gầm giường để tránh đạn. Trước t́nh thế nầy dù tôi có muốn chạy ra cũng không được v́ lối thoát duy nhứt đă bị chúng tràn ngập trong khi tôi chỉ có trong tay một khẩu súng lục (rouleau) với vơn vẹn sáu viên đạn. V́ thế mà tôi bị bắt buộc phải ở lại để chứng kiến từ đầu chí cuối sự hy sinh tập thể của anh em mà tôi xin ghi lại sau đây:

a - Những ǵ tôi nghe được từ chỗ ẩn núp:

Xen vào giữa tiếng súng là tiếng nói tuần tự dội vào tai tôị Trước hết là tiếng lầm thầm niệm Phật của vợ tôi nằm bên cạnh. Tiếng chân chạy rầm rập phía bên ngoài cửa sổ pḥng ngủ của tôi mà tôi đoán là chúng đang khuân chiến lợi phẩm như súng đạn, thuốc men v v . .

Chợt có tiếng la: “Anh Hai bị đạn rồi”. Th́ ra đây là một tên trong bọn chúng bị trúng đạn (không biết do đâủ). Kế đó có tiếng anh Nổi (một chiến sĩ của ta) nói: “Tôi bị thương rồi mấy anh ơi!” (Không biết nói với aỉ). Tiếng nói khác tiếp theo: “Bắn” (Có lẽ là lệnh của tên Việt Minh chỉ huy). Sau tiếng “bắn” là một tiếng súng và tiếng “phịch” nặng nề. Đó là anh Nổi bị chúng bắn chết mặc dù đă bị thương do trái lựu đạn của chúng. Tiếp theo đó có tiếng phụ nữ khóc ré lên và la lớn: “Tôi bị thương rồi các đồng chí ơi!”. Sau tiếng kêu có tiếng chơn chạy lại pḥng bên cạnh pḥng tôi và tiếng h́ hục khiêng người phụ nữ (đây là pḥng của anh Huỳnh và tiếng kêu là tiếng vợ anh Huỳnh). Bây giờ tôi mới biết chị là một cán bộ phụ nữ được chúng bố trí đưa vào “làm vợ” anh Huỳnh với công tác nội tuyến. (Về sau nầy được biết chị ta vốn là vợ của một tên cán bộ Việt Minh). Cuối cùng có tiến hô: “Tiến”, và sau đó là sự im lặng hoàn toàn. Th́ ra đây là mật khẩu rút lui của chúng.

Tuy biết chúng đă rút lui nhưng tôi vẫn c̣n e ngại chưa dám ra th́ bỗng có tiếng đàn bà kêu cách chỗ tôi nằm không xa: “Có ai đó lại dập lửa dùm tôị Lửa cháy tới chỗ mẹ con tôi rồi”. Đây là tiếng nói sau cùng.

b- Những ǵ tôi thấy khi ra ngoài:

Nghe tiếng kêu cứu, không trể một giây, tôi chờm dậy chụp ngay chai nước trên bàn (mà tôi để uống lúc ban đêm) chạy ra nơi có tiếng kêụ Tôi thấy chị A (vợ một chiến sĩ) cùng hai con (một đứa ba tuổi, một đứa mới sanh) đang nằm trên một cái sạp đă bén lửa mà chị không thể nào tránh đi chỗ khác được v́ chị bị đạn cả hai chân và ngực (đạn trổ qua vú). Tôi dùng chai nước rưới tắt những chỗ bị bắt lửa trong lúc đó có mảnh áo của thằng bé ba tuổị Lạ một điều trong cảnh lửa đạn như thế nầy mà cả hai đứa bé đều nằm im thinh thít. Tôi tưởng chúng đă chết v́ đạn tiểu liên của giặc nhưng khi xem kỷ lại th́ không hề hấn ǵ.

Lúc bấy giờ, giữa cảnh thê lương ảm đạm trong ánh lửa bập bùng tôi một ḿnh đi kiểm soát từng chỗ ngủ của anh em xem ai c̣n ai mất. Kế bên pḥng tôi là xác anh Huỳnh, kế bên là xác anh Ngữ, phiá ngoài hàng ba là xác anh Nổi, ngay đầu dăy sạp là xác anh Hảo và anh Tấn (chết gục cạnh bàn cờ tướng đang chơi dở). Trên dăy sạp, toàn bộ chiến sĩ đều bị bắn chết khi c̣n nằm trong nóp đệm mà đa số bị giặc chế dầu đốt cháy chín cả thịt tạo nên một mùi khét lẹt bao quanh.

Tôi đi lần vào phiá trong, người tôi gặp đầu tiên là anh Bảy Hoàng chết với tư thế nằm ngữa với cặp kính cận c̣n đeo trên mắt. Chỗ anh nằm không có một vết máụ Tôi thắc mắc không rơ tại saỏ Chừng xem kỷ lại th́ thấy có vết đạn xuyên vào bàng quang. Xác anh em chiến sĩ nằm la liệt dưới đất từ trong ra ngoàị Có anh bị bắn chết khi vừa chạy ra ngoài được năm ba bước.

Dăy sạp đối diện không có ai chết hoặc bị thương. Tôi độ là khi xung phong vào đ́nh chúng thấy rơ chỗ anh em nằm ngủ nhờ ánh đèn của hai anh đốc canh đang đánh cờ nên bắn vào đó trước và cũng nhờ thế mà anh em ngủ phía bên này có thi giờ rút chạỵ Tôi mừng là ít ra phân nửa số anh em đă chạy thoát.

Sau khi quan sát hiện trường tôi chắc những anh em chạy thoát chỉ lánh tạm đâu đây nên đánh trống tập hợp. Tôi đánh liên tiếp 3 hồi trống nhưng vẫn không thấy ai vàọ Có lẽ họ nghỉ rằng một người của ta bị Việt Minh bắt được và bị cưởng bức làm việc nầy để lừa họ vào tṛng chăng? Nghĩ vậy nên tôi gọi lớn”Tôi là Tư Thiên đâỵ Anh em hăy vô đị Tụi nó rút hết rồị” Sau khi nghe tôi lên tiếng , anh em mới lần lượt vào tập hợp trong số có các anh Chĩnh, Sáu Long, Tú, Thu, v. v. . . . Riêng anh Hồng (Hạt) chỉ huy phó (người thay thế anh Hữu) th́ nhờ ẩn trong cái hầm núp của ông Thủ Từ mà thoát nạn.

Khi anh em đă vào đầy đủ, tôi hợp lực với anh em tập trung các xác chết vào một nơi và đích thân tôi kiểm điểm th́ ra anh em ta bị thiệt mạng trong trận nầy là Năm Mươi Ba người trong đó có một cháu bé (Chaú của anh Lê Văn Phát).

c - Những việc làm sau đó:

Anh em cán bộ được phân công các việc sau đây:

1 - Chuyển những người bị thương đi bệnh viện.
2 - Báo cáo sự việc lên chánh quyền địa phương.
3 - Tẩm liệm và an táng anh em tử sĩ. Trong số nầy chỉ có các anh Bảy Hoàng, Ngữ, Hảo là được tẩm liệm đàng hoàng và được an táng một chỗ với anh Khải và em Điển. Các chiến sĩ c̣n lại do tôi phụ trách, được an táng tại mảnh đất phía sau đ́nh với sự giúp đỡ (đào huyệt) của dân chúng địa phương. Tội nghiệp mỗi người chỉ được chôn với chiếc nóp ngủ của ḿnh, nếu nóp chưa bị cháỵ C̣n những người mà nóp bị cháy th́ đành đặt xác thẳng vào ḷng huyệt. Biết rằng đối xử với anh em như thế là quá tệ bạc nhưng chúng ta c̣n làm thế nào hơn khi tài sản đă bị cướp sạch, mà dẩu ó tiền chăng nữa ta cũng t́m đâu ra một lúc trên năm mươi cổ quan tài để “nhắc” cho anh em! V́ quá bối rối tôi sơ ư không làm danh sách nên không nhớ tên đầy đủ thật đáng tiếc. Sau nầy anh Nghĩa có cho xây mộ anh em lại tử tế bằng gạch. Nhưng theo ư tôi th́ c̣n thiếu nhiều v́ trước khi đi Mỹ anh Tự và tôi chỉ thấy có trên 20 cái thay v́ phải là 51 cái theo số liệụ

Ngay ngày hôm đó chánh quyền tỉnh Vĩnh Long cho một trung đội lính Cộng Ḥa Vệ Binh Nam Việt qua thay chúng ta đồn trú tại đ́nh c̣n ta th́ dời qua Pḥng Dân Chúng ở qua đêm tại đâỵ Sáng lại chúng ta rút về Thị Xă Vĩnh Long tạm trú tại một rạp hát gần Cầu Lộ. Phần vợ chồng tôi lại ngủ tại nhà anh Ba Kư. Sáng hôm sau chúng ta được chánh quyền tỉnh Vĩnh Long cấp cho một chiếc xe đ̣ lớn đưa anh em về Sài G̣n.

Về tới Sài G̣n, Trung Ương để cho anh em tuỳ ư ai muốn ră ngủ th́ ra đi, ai ở lại th́ được xếp vào hàng ngũ “Thanh Niên Bảo Quốc Đoàn” mà Trụ Sở Trung Ương đặt tại rạp “ Đội Có” gần chợ Tân Định. Riêng vợ chồng tôi được bố trí ở một pḥng trên lầu cùng gia đ́nh đồng chí Phạm Tháị
Trên đây là tất cả những ǵ tôi biết và những ǵ tôi làm mà c̣n nhớ được về Chiến Khu An Thành.

Phần Kết Thúc:

1 - Nhận định của người viết:

Để kết thúc hồi ức về “ Chiến Khu An Thành” tôi có mấy lời nhận định sau đây:

- Thành thật mà nói, khi đứng ra lănh trọng trách thiết lập chiến khu cho Đảng, đa số anh em chúng ta chỉ được trang bị có một bầu nhiệt huyết của tuổi thanh niên, cộng thêm ḷng yêu nước của một đảng viên có lư tưởng mà không quản ngại mọi gian lao nguy hiểm để cố đạt cho kỳ được mục đích tối hậu là hoàn thành nhiệm vụ giao phó mà thôi, chớ ta chưa đủ kinh nghiệm và khả năng đ̣i hỏi của một cấp chỉ huy quân sự. Ngoại trừ những anh em Cán Bộ Quân Sự của Đảng th́ không ở được lâu mà nhứt là họ không có trách nhiệm trực tiếp trong việc điều hành guồng máy chỉ huy chiến khụ
Sau nầy khi trở thành sĩ quan được đào tạo chính qui và trở thành cấp chỉ huy mà tôi đă trải qua từ cấp Trung Đội đến cấp Trung Đoàn và qua các khóa học từ trong đến ngoài nước về Chỉ Huy và Tham Mưu, tôi nhớ lại những việc làm của chúng ta trong thời gian ở chiến khu An Thành trước kia thật vô cùng khinh xuất đầy mạo hiểm. Riêng tôi, sau đó rất ân hận v́ đă không có đủ khả năng và kinh nghiệm để bảo toàn sanh mạng cho anh em đă đặt hết tin tưởng vào chúng tạ

2 - Dân chúng An Thành đánh giá chúng ta như thế nào?

Như đă nói trên, tuy ta thất bại về quân sự nhưng bù lại ta đă thành công về phương diện chính trị.

Bằng cớ là sau khi chúng ta đi rồi, các lực lượng quân sự kế tiếp từ “Cộng Ḥa Vệ Binh Nam Việt” đến “ Phật Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương” đều bị dân chúng kêu rêu oán thán. Họ vô cùng mến tiếc sự ra đi của chúng ta và mong ước có ngày chúng ta trở lạị Người dân thường nhắc nhở và đánh giá cao chúng ta như sau:

- Cấp chỉ huy quốc gia đều là nhân tàị

- Người “quốc gia” rất anh hùng, quân tử, không trả thù bừa bải (do việc chúng ta dù bị thiệt hại rất nặng nề về nhân mạng trong lần đột kích của Việt Minh, nhưng tuyệt đối không có hành động trả thù hay làm khó dễ bất cứ ai).

- “Quốc gia” là những người trung hậu, thủy chung ( qua việc một số anh em kết hôn với những thôn nữ ở địa phương và ăn ở với vợ đến răng long tóc bạc, con cháu đầy đàn)

Danh từ “nhân tài” mà dân chúng khen tặng chúng ta về sau được thể hiện bằng việc “cấp bộ chỉ huy quốc gia” sau nầy đều trở thành sĩ quan cấp Tá trong Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, mà nhứt là về sau anh Sáu Long tức Dương Hiếu Nghiă về làm Tỉnh Trưởng Vĩnh Long th́ uy tín của chúng ta càng cao thêm.

Và cũng nhờ t́nh cảm sâu đậm nầy mà sau khi đi tù cải tạo về, tôi trở lại An Thành (quê vợ) sống trên 10 năm yên lành cho tới ngày qua Mỹ theo diện H.O, không kể những anh em chiến sĩ c̣n ở lại đây sau khi chúng ta rút đi vẫn được an cư lạc nghiệp bên cạnh vợ con đến măn đờị

Trước khi chấm dứt thiên hồi kư nầy, tôi nghĩ cũng cần nói thêm một vài sự kiện đặc biệt trong thời gian chiến khu An Thành chưa giải thể. Đó là việc chúng tôi đă áp dụng nếp sống “bưng biền” tại chiến khu:

- Mỗi buổi sáng vừa thức dậy th́ mọi người tay cuốn nóp, miệng hát bài “Cung Kèn Rạng Đông”.

- Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ phải tập họp phê b́nh kiểm thảọ

Về cách xưng hô đối với cấp chỉ huy, chiến sĩ không gọi tên mà gọi thứ như Anh Hai (gọi anh Khải), anh Ba (gọi anh Lựu) và anh Tư (gọi tôi, Tư Thiên) theo cách ở trong “bưng” lúc bấy giờ.

Sự kiện cuối cùng có tính cách “để đời” là chúng ta đă để lại tại đây một con đường và một con kinh. Đây là một con đường dài trên hai cây số đi từ đ́nh Anh Thành đến bến đ̣ B́nh Lương. Con đường này được đặt tên là con đường Nguyễn Hưng Khải để tưởng niệm Đồng Chí đă hy sinh tại chiến khu An Thành. C̣n con kinh sau khi đào xong chưa kịp làm lễ Khánh Thành đặt tên th́ xảy ra biến cố. Tuy nhiên, về sau đồng bào địa phương vẫn đặt cho nó một cái tên là “kinh Già Dách”. Tên này vẫn tồn tại tới bây giờ trong khi tên con đường (Nguyễn Hưng Khải) th́ bị Việt Cộng xóa tên như chúng đă xóa cả ngôi mộ của Anh sau ngày mất nước. Về con kinh, sau mấy tháng làm việc cật lực dưới sự giám sát của ta, con kinh đă hoàn thành. Bây giờ, trong những lúc trà dư tửu hậu đồng bào thường nhắc lại việc những người bị phạt đào kinh do đánh Già Dách. Họ nhắc lại để cười vui trong sự ngưỡng phục việc làm của chúng tălà v́ họ) chớ không phải với sự hận thù.


Đối với dân địa phương, con đường và con kinh nầy đă đem lại vô vàn tiện lợi cho sinh hoạt của mọi người từ đó đến nay và măi măi về saụ

Tiện thể tôi xin nói qua về lễ Truy Điệu hai chiến sĩ đảng viên Đại Việt đă bỏ ḿnh đầu tiên tại chiến khu An Thành. Đó là đồng chí Lê Văn Phát và đồng chí Nguyễn Văn Phó. Buổi lễ được tổ chức tại bờ sông gần Tổng Hành Dinh v́ theo truyền thống dân gian những người bị chết dưới nước phải được chiêu hồn gần bờ sông (do đồng chí Nguyễn Văn Phó bị Việt Minh sát hại bằng cách neo đá).

Đồng chí Trần Văn Tự vốn có hoa tay được phân công họa chân dung của hai đồng chí, c̣n tôi được phân nhiệm soạn bài điếu văn. Với khả năng hạn hẹp tôi đă làm ba bài thơ để vinh danh hai đồng chí như sau:



                                                                                                              
 

Lê Lợi ngày xưa mấy kẻ tàỷ

Văn thần Nguyễn Trải một không haị

Phát khởi non Lam muôn giặc khiếp

Chấn hưng nước Việt một tài traị

Nguyễn Huệ xưa kia ít kẻ b́,

Văn tài, vơ dũng đáng tu mi

Phó nhậm Bắc phương danh chẳng mất                                                   

Vẫy vùng Nam phận sử c̣n ghị

Vị quốc vong thân, đổ máu đào

Quốc dân Đại Việt quyết nêu cao

Vong linh chiến sĩ c̣n lưu măi

Thân xác ngaỳ nay ở chốn nàỏ


(Bài thơ truy điệu này do anh Nguyễn Văn Hữu (Chỉnh) nhân danh Chỉ Huy Phó, Chủ Tế, đọc).


Tôi cũng xin nói thêm là sau ngày qua Mỹ, nhơn mùa Vu Lan năm 1996, nhớ tới cảnh ngộ bi thương của anh Nguyễn Hưng Khải (bí danh Hai Kiệt), một đồng chí trung kiên bất khuất đă dâng hiến cả cuộc đời niên thiếu cho lư tưởng “Dân Tộc Sinh Tồn”, đă sống và đă chết v́ Đảng, nên tôi viết bài “Hoài Niệm”

dưới đây để tưởng nhớ đến Anh:


HOÀI NIỆM


Một sáng năm xưa tiết lạnh lùng,

Sương mờ bao phủ quảng trời đông


Vẳng nghe tiếng vọng vang trong gió

Như giục ra đền nợ núi sông.

Từ đó Anh đi chẳng trở về,

Tung hoành ngang dọc khắp sơn khê

Dốc ḷng v́ nước, v́ Dân Tộc

Bao quảng mưa thu với nắng hè.

Tuy thế người không chút nản ḷng

Kiên tŕ vùng vẫy chiến khu Đông

Bao lần thất bại nhưng cương quyết

Theo gót người xưa lập chiến công.

Sứ mệnh chưa tṛn hóa dở dang,

 “Trả thù Anh Phát”! * Tiếng c̣n vang

V́ tên nội tuyến ma Anh phải

Lià bỏ “anh em” với họ hàng.


Mấy chục năm rồi, một nắm xương

Chôn vùi trên mảnh đất quê hương

Anh em đồng chí c̣n ai nhớ

Tới một người anh gục giữa đường?

Tháng bảy Vu Lan chợt nhớ Anh,

Ĺa đời trong lúc tuổi c̣n xanh

Không người thừa tự, không hương khói

Hồn phách phiêu du dựa cội cành!

 * Khi tẩm liệm đồng chí Lê Văn Phát, đồng chí Nguyễn Hưng Khải đă hô to ba lần câu “Quyê't trả thù cho Anh Phát”

 Viết xong tại San Jose, ngày 29/10/96


TƯ THIÊN