Thursday, March 28, 2013                       trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

 

TRẠI SÚC VẬT

Trại súc vật (tên tiếng Anh trong nguyên bản là Animal Farm) là một tiểu thuyết trào phúng chỉ trích nước Liên Xô thời Stalin của nhà văn Anh sinh tại Ấn Độ tên là George Orwell (1903-1950).

Tác phẩm xuất bản ở Anh ngày 17 tháng 8 năm 1945 và một năm sau được in ở Mỹ. Trước đó George Orwell đă có 9 đầu sách xuất bản với tổng số bản in cả ở Anh và Mỹ là 195.500 cuốn.

Sau Thế chiến thứ hai số bản in bị hạn chế do thiếu giấy. Tuy vậy cho đến khi Orwell mất vào tháng 1 năm 1950 đă có 25.500 cuốn Animal Farm được in ở Anh và 590.000 cuốn được in ở Mỹ. Điều đó nói lên thành công to lớn và ngay lập tức của tác phẩm.

Tên nguyên gốc của truyện là Animal Farm: A Fairy Story (Trại súc vật: Một truyện cổ tích), nhưng A Fairy Story đă bị các nhà xuất bản Hoa Kỳ bỏ đi trong lần xuất bản năm 1946. Trong số tất cả những bản dịch khi Orwell c̣n sống, chỉ bản tiếng Telugu là giữ tên nguyên bản. Các biến thể khác của tên truyện gồm: Một chuyện châm biếm và Một chuyện châm biếm đương đại.[1] Orwell đề nghị dịch tên cho bản tiếng Pháp là Union des républiques socialistes animales, để nhắc lại cái tên Liên bang Xô viết theo tiếng Pháp, Union des républiques socialistes soviétiques, và viết tắt là URSA, có nghĩa "gấu" trong tiếng Latinh.[1]

Sau hơn 50 năm từ lần xuất bản đầu tiên, tác phẩm đă được dịch ra 68 thứ tiếng trên thế giới kể cả tiếng Telugu (một dân tộc ở bắc Ấn Độ), tiếng Ba Tư, tiếng Iceland và tiếng Ukraina và thuờng xuyên được tái bản. Tạp chí Time đă chọn cuốn sách này là một trong 100 tiểu thuyết hay nhất bằng tiếng Anh (1923 tới 2005);[2] nó cũng đứng ở vị trí 31 trong Danh sách Tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20. Nó cũng giành một Giải Hugo quá khứ năm 1996 và cũng có mặt trong Những cuốn sách hay của thế giới phương Tây.

Trong tác phẩm, George Orwell đă dùng h́nh tượng những con gia súc trong trang trại để thể hiện những tiên đoán của ông về một nhà nước Xă hội Chủ nghĩa. Tác phẩm được hoàn thành năm 1945, vào thời điểm đó phương Tây không có thông tin đầy đủ về những nhà nước này, như Liên Xô, và hệ tư tưởng Xă hội Chủ nghĩa đang ở thời kỳ thịnh vượng nhất chưa bộc lộ những yếu kém của ḿnh.

Trại súc vật, tên tuổi của George Orwell (1903 – 1950) đă lừng lẫy suốt mấy thập niên qua. Tiểu thuyết TRẠI SÚC VẬT (Animal Farm) xuất bản tại Anh quốc ngày 17 tháng 8 năm 1945 và nhanh chóng trở thành best-seller đương thời. Sau hơn nửa thế kỷ từ thời điểm đó, tác phẩm đă được dịch ra 68 thứ tiếng trên toàn cầu và xếp thứ 31/100 trong

Danh sách tiểu thuyết hay nhất thế kỷ XX do tạp chí Time bầu chọn. Vinh quang là vậy, nhưng cái chính v́ những ǵ cuốn sách mô tả hăy c̣n sốt nóng cho đến hôm nay.

Câu chuyện giản đơn về cuộc nổi dậy của những con gia súc Trại Manor chống lại ông chủ Jones khắc nghiệt và cùng nhau xây dựng một cộng đồng không bất công, chỉ có sự sung túc. Dường như tất cả chỉ có thế, nhưng xây dựng và quản lư xă hội mới như thế nào, ǵn giữ sự b́nh đẳng và trong sạch ra sao, sự khác nhau giữa lư tưởng và thực tế… chắc chắn c̣n gian nan hơn những cuộc cách mạng, những lời tuyên ngôn quyến rũ nhiều lắm !

Cốc cốc cốc… Đây là TRẠI SÚC VẬT !!!!

Chuyện ở nông trại (nguyên tác: Animal Farm; tác giả: George Orwell) đang gây xôn xao ở nhiều diễn đàn. Bản dịch mới phát hành này được một số bạn khen là có chất lượng. Bản dịch này được xem là rất uyển chuyển trong tiếng Việt. Ví dụ, trong bài tụng ca Đồng chí Nă Phá Luân (Napoleon), câu “Yes, his first squeak should be” đă được bản địa hóa thành ”Tiếng đầu con éc trên môi“. Chuẩn! (Trong bản dịch Muông cầm trại của Hà Minh Thọ, ấn hành ở Đông Âu cả chục năm trước, câu này được dịch là ”Tiếng đầu ḷng cháu éc“.)

 

Nguyên bản tiếng Anh bài thơ “Comrade Napoleon“ trong Animal Farm của George Orwell - Comrade Napoleon

Bài thơ của Tố Hữu

Đời đời nhớ Ông
Friend of the fatherless!
Fountain of happiness!
Lord of the swill-bucket!
Oh, how my soul is on
Fire when I gaze at thy
Calm and commanding eye,
Like the sun in the sky,
Comrade Napoleon!
Thou art the giver of
All that thy creatures love,
Full belly twice a day, clean straw to roll upon;
Every beast great or small
Sleeps at peace in his stall,
Thou watchest over all,
Comrade Napoleon!
Had I a sucking-pig,
Ere he had grown as big
Even as a pint bottle or as a rolling-pin,
He should have learned to be
Faithful and true to thee,
Yes, his first squeak should be
‘Comrade Napoleon!’
Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười
Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu ḷng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé ḷng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đă… làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương ḿnh thương một, thương Ông thương mười
Yêu con yêu nước yêu ṇi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người bấy nhiêu!
Ngày xưa khô héo quạnh hiu
Có người mới có ít nhiều vui tươi
Ngày xưa đói rách tơi bời
Có người mới có được nồi cơm no
Ngày xưa cùm kẹp dày ṿ
Có người mới có tự do tháng ngày
Ngày mai dân có ruộng cày
Ngày mai độc lập ơn này nhớ ai
Ơn này nhớ để hai vai
Một vai ơn Bác một vai ơn Người
Con c̣n bé dại con ơi
Mai sau con nhé trọn đời nhớ Ông!
Thương Ông mẹ nguyện trong ḷng
Yêu làng, yêu nước, yêu chồng, yêu con
Ông dù đă khuất không c̣n
Chân Ông c̣n măi dấu son trên đường
Trên đường quê sáng tinh sương
Hôm nay nghi ngút khói hương xóm làng
Ngàn tay trắng những băng tang
Nối liền khúc ruột nhớ thương đời đời.

 

Bản dịch của Phạm Minh Ngọc trong Trại súc vật, 2004

Đồng chí Napoleon

Người là cha của những đứa trẻ mồ côi,
Là suối nguồn hạnh phúc muôn đời,
Là vầng thái dương chiếu sáng bầu trời.
Ánh mắt người ấm măi ḷng tôi.
Đồng chí Napoleon!
Người cho tôi bữa ăn lúc đói ḷng.
Người cho tôi nệm rơm ấm mùa đông.
Người ngồi canh,
Cho bầy con giấc ngủ yên lành.
Con ơi!
Hạnh phúc muôn đời,
Là nhờ Đồng chí Napoleon.
Tên cha tên mẹ tên chồng,
Con có thể quên.
Nhưng tên người,
Vầng thái dương chiếu sáng đời đời
Con phải nhớ măi không thôi:

Chợt giật ḿnh nhớ tới câu thơ của Tố Hữu: “Tiếng đầu ḷng con gọi Stalin!“. Rất có thể, cũng như bao thế hệ học sinh Việt Nam không tài nào thoát được những vần thơ cách mạng của ông Lành, dịch giả chịu ảnh hưởng lớn của thơ Tố Hữu. Trong một bản dịch khác đă phổ biến từ lâu trên mạng (Trại súc vật, Phạm Minh Ngọc dịch), lời dịch bài thơ này cũng mang âm hưởng thơ Tố Hữu, ví dụ “Tên cha tên mẹ tên chồng” (xem thêm ở trích dẫn dưới đây).

Song, đọc kỹ lại bài “Comrade Napoleon” trong tác phẩm của George Orwell và bài “Đời đời nhớ Ông” của Tố Hữu th́ thấy có nhiều điểm tương đồng về ư tứ và nhịp điệu. Animal Farm xuất bản lần đầu ở Anh năm 1945. Bài thơ của Tố Hữu sáng tác năm 1953. Mời bà con đối chiếu (nhất là những chỗ tô màu giống nhau) để tự ngẫm xem có chuyện Tố Hữu đạo thơ của George Orwell hay không. Do chưa có điều kiện tiếp cận bản dịch Chuyện ở nông trại, nên ở đây xin trích bản dịch của Phạm Minh Ngọc. (Dịch giả cho biết lời thơ được phóng tác, chứ không bám sát câu chữ.)

Công bằng mà nói, chắc khó có chuyện Tố Hữu (hẳn lúc đó đang ở chiến khu Việt Bắc) được đọc Animal Farm. Có chăng, George Orwell đă quá tài t́nh khi tiên liệu và nhại được văn phong cúng cụ của văn nghệ sĩ cộng sản.

 

Truyện dịch :  https://docs.google.com/file/d/0B-DWo7ulYuYMZnBwYmZqdkZYQ3c/edit?usp=sharing&pli=1

 

                                 Xem phim qua you tube:

 

http://www.youtube.com/watch?v=9lp2e3QoS30           (1/6)

http://www.youtube.com/watch?v=RMAz9uxprO0        (2/6)  

http://www.youtube.com/watch?v=mg5SX-wSfK8         (3/6) 

http://www.youtube.com/watch?v=KFZ2x0lBB8E         (4/6)     

http://www.youtube.com/watch?v=FzJpge0gsCo           (5/6)     

http://www.youtube.com/watch?v=iU5fPTTmeT4          (6/6)      

 

 

Chuyện sửa đổi hiến pháp ở Trại súc vật


Trong Animal Farm của George Orwell, chương 2 có nhắc tới BẢY ĐIỀU RĂN (THE SEVEN COMMANDMENTS) dành cho các trại viên như sau:

 

  1. Tất cả các loài hai chân đều là kẻ thù. (Whatever goes upon two legs is an enemy.)
  2. Tất cả các loài bốn chân hoặc có cánh đều là bạn. (Whatever goes upon four legs, or has wings, is a friend.)
  3. Không con vật nào được mặc quần áo. (No animal shall wear clothes.)
  4. Không con vật nào được ngủ trên giường. (No animal shall sleep in a bed.)
  5. Không con vật nào được uống rượu. (No animal shall drink alcohol.)
  6. Loài vật không được giết hại lẫn nhau. (No animal shall kill any other animal.)
  7. Mọi con vật sinh ra đều b́nh đẳng. (All animals are equal.)

Bảy điều răn này, hay c̣n được giới phê b́nh gán cho cái tên mỹ miều “Hiến pháp”, dần dà thay đổi cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Nhiều lần sửa đổi nhưng tựu chung cũng chỉ phục vụ ư đồ và sở nguyện của đám lợn chóp bu. Cần có những phương châm súc tích, mạnh mẽ và dễ nhớ để đáp ứng nhu cầu của cách mạng, bởi vậy điều 1 và điều 2 gộp thành “Bốn chân tốt, hai chân xấu!” (Four legs good, two legs bad). Theo đề xuất của Tuyết Tṛn (Snowball), nhân vật về sau bị lănh tụ Nă Phá Luân (Napoleon) thanh trừng, cách ngôn mới này được viết to hơn, chồng lên bảy điều ban đầu. Và khẩu hiệu hừng hực hào khí đấu tranh giai cấp này được hô vang liên tu bất tận trong những lần hội họp. (Chương 3)

Tuyên bố b́nh đẳng phải hiểu một cách tương đối, và ứng dụng linh hoạt tùy theo diễn biến của cách mạng. Khi Nă Phá Luân chuyển từ chuồng heo vào nhà chính và ngủ trên giường cho xứng với vai tṛ lănh tụ, có điều tiếng là đồng chí ấy vi phạm điều 4. Tức th́ có chỉnh huấn rằng điều ấy đúng ra là “Không con vật nào được ngủ trên giường có trải dra” (No animal shall sleep in a bed with sheets, Chương 6). Khi Tuyết Tṛn cùng đồng bọn bị chụp mũ phản bội và bị xử tử, để dập tắt nghi ngờ lănh tụ vi phạm điều 6, lập tức có huấn thị rằng điều này nguyên thủy là “Loài vật không được giết hại lẫn nhau nếu không có lí do” (No animal shall kill any other animal without cause), chỉ tại đám súc vật ít chữ đọc thiếu mấy từ cuối (Chương 8). Cũng trong Chương 8 có chuyện tay sai của lănh tụ vi phạm điều 5, cả trại được nhắc rằng điều đó thực ra là: “Không con vật nào được uống rượu đến say xỉn” (No animal shall drink alcohol to excess).


Nhưng rốt cuộc, lần sửa đổi cuối cùng (Chương 10), chỉ c̣n vỏn vẹn một câu trên bức tường: “MỌI CON VẬT SINH RA ĐỀU B̀NH ĐẲNG, NHƯNG CÓ MỘT SỐ CON B̀NH ĐẲNG HƠN NHỮNG CON KHÁC” (ALL ANIMALS ARE EQUAL, BUT SOME ANIMALS ARE MORE EQUAL THAN OTHERS).

 

(Ghi chú: Những câu trích tiếng Việt lấy từ bản dịch Trại súc vật của Phạm Minh Ngọc,

 

Khi quyền bính đă thâu tóm trong tay, kẻ súc sinh cần chi tới hiến pháp với hiến chương. Từ 7 điều răn ban đầu chỉ c̣n lại 1 điều, dư sức chi phối đời sống cả Trại súc vật. Và luôn tâm niệm rằng bỏ điều duy nhất thực sự có ư nghĩa đó là “tự sát”.

 

http://chauxuannguyen.org/2013/01/30/ben-thang-cuoc-tron-bo/