Wednesday, May 08, 2013                       trang chính  ||    lưu trữ    ||   liên lạc

 

        'Tôi chết đừng phủ cờ vàng?

Tại sao Tướng Lê Quang Lưỡng dặn: 'Tôi chết đừng phủ cờ vàng?'
                                                                                     Friday, April 19, 2013 6:12:41 PM

Thời trung cổ, các chiến binh người Mông Cổ khi ngồi trên ḿnh ngựa ra trận tiền mà không may tử trận, các đồng đội của họ lập tức giết chết con ngựa mà anh ta cưỡi, lột lấy bộ da ngựa gói chặt tử thi quân nhân này rồi cho chuyển về hậu phương hỏa táng theo tục lệ của quân đội người Mông Cổ.


Đây là một nghi thức đầy vinh dự chỉ dành cho người lính chết trận, không có biệt lệ dù đối với hàng tướng lănh. Nghi thức này được lưu truyền tới ngày nay đối với nhiều quân đội tại các quốc gia trên thế giới, nhưng thay v́ người ta dùng bộ da ngựa bọc thây người lính tử trận th́ dùng lá quốc kỳ của quốc gia đó phủ trên quan tài người đă v́ đất nước mà hy sinh.


Thời quân đội Quốc Gia Việt Nam trong Liên Hiệp Pháp, quốc kỳ vàng ba sọc đỏ chỉ được phủ lên quan tài quân nhân tử trận. Nhưng sang đến thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Ḥa, tục lệ này được nới rộng cho cả bên lực lượng bán quân sự, cán bộ và công chức nếu họ hy sinh đang lúc thừa hành công vụ. Sở dĩ tục lệ này được nới rộng ra hàng ngũ những người không phải quân nhân là để cho công bằng v́ trong chiến tranh, nếu có người hy sinh v́ quân vụ th́ cũng có người hy sinh v́ công vụ, họ cũng phải được nhận vinh dự mà quốc gia dành cho họ. Năm (5) cuối cùng của Đệ Nhị Cộng Ḥa, các ngành công chức và cảnh sát c̣n được quyền tạo những huy chương riêng để vinh danh những viên chức hay nhân viên làm việc xuất sắc, chẳng hạn như ngành thông tin và chiêu hồi có Tâm Lư Chiến Bội Tinh Đệ Nhất và Đệ Nhị Hạng. Huy chương cao quí nhất của công chức, cán bộ là Chương Mỹ Bội Tinh Đệ Nhị và Đệ Nhất Hạng, riêng Đệ Nhất Hạng Chương Mỹ Bội Tinh khi gắn xong phải cử quốc thiều như Bảo Quốc Huân Chương bên quân đội.


Tôi nhắc lại một vài chi tiết để cho thấy rằng trong điều kiện nào một quân nhân hay một dân chính phục vụ quốc gia được hưởng vinh dự mà quốc gia ban cho qua người đại diện hàng đầu cho quốc gia ấy. Tổng Thống VNCH và đồng thời là tổng tư lệnh quân đội hay viên chức được ủy nhiệm là người đại diện cho quốc gia để trao gắn huy chương hay quyết định phủ lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ lên linh cữu của một quân nhân hy sinh ngoài chiến trường hay một công chức tử nạn đang lúc thi hành công vụ.


Những tài liệu báo chí được lưu trữ trong Thư Viện Quốc Gia VNCH, dưới thời Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, Tướng Hồ Văn Tố chỉ huy trưởng Trường Bộ Binh Thủ Đức đă bị vị tổng tư lệnh quân đội từ chối phủ quốc kỳ lên quan tài v́ lư do ông qua đời không phải là từ một nguyên nhân vinh dự. Năm 1964, phóng viên mặt trận của Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia, anh Khuất Duy Hải, tử trận tại chiến trường Đức Cơ, Pleiku, đă không được phủ quốc kỳ chỉ v́ lư do anh không phải là quân nhân. Tang lễ được hệ thống truyền thanh quốc gia đứng ra cử hành trọng thể, tổng ủy viên Thông Tin (chức vụ tương đương với tổng trưởng Thông Tin trong Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương), Tướng Nguyễn Bảo Trị đă đại diện chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương đến gắn Anh Dũng Bội Tinh với Ngành Dương Liễu trên quan tài và vào dịp này bản tuyên dương công trạng cố phóng viên mặt trận Khuất Duy Hải được đọc lên, nhưng không có quyết định phủ cờ v́ trường hợp anh là trường hợp đầu tiên một phóng viên mặt trận dân sự của ngành truyền thanh quốc gia tử trận trên chiến trường khi đang thi hành công vụ. Dù phóng viên mặt trận Khuất Duy Hải với những kư sự chiến trường được viết rất nhân bản và xúc động phát thanh hàng tuần, hấp dẫn được hàng triệu thính giả, nhưng chính phủ lúc đó là chính phủ quân nhân, chưa có tiền lệ phủ cờ nào dành cho những công chức trung cấp hy sinh ngoài tiền tuyến.


Tôi nhắc lại một vài chi tiết lên quan đến nghi thức “da ngựa bọc thây” đầy xúc động và vinh dự cho người nằm xuống trong trận mạc hay phục vụ quốc gia không ngoài mục đích ǵ khác hơn là để nhắc lại rằng VNCH khi xưa dù chưa phải là một vùng đất dân chủ tự do hoàn toàn, nhưng những nguyên tắc liên quan đến việc ban phát ân sủng của quốc gia rất chặt chẽ. Cho nên sau này nhiều đồng hương ở đây đưa ra những lời khuyên rất chí lư: “Dù VNCH đă mất, dù quân đội, cảnh sát công chức, cán bộ đă tan hàng nhưng nên duy tŕ cái dấu ấn tinh thần từ những ǵ đă mất.” Dấu ấn tinh thần đó là ǵ? Nhiều người trong cộng đồng giải thích theo cách nh́n của họ “đó là tinh thần chí công vô tư, giữ ǵn tín niệm Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm một cách thành thực.” Ngày 30 Tháng Tư gần kề, vấn đề trách nhiệm lại được đặt ra chứ không phải chỉ là những than khóc và những lời đăi bôi nơi cửa miệng.


Năm nay, vấn đề ai là những người phải chịu trách nhiệm đă để một nửa đất nước từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau rơi vào tay những người cộng sản được đặt ra với một bài thơ, một di chúc rất xúc động của một cố tướng lănh VNCH: “Mai tôi chết, xin cờ vàng đừng phủ.” Đó là Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng, nguyên tư lệnh sư đoàn Nhảy Dù mà thời chiến tranh Việt Nam, báo chí gọi ông là “con sói của trận mạc,” xin trích:

 

 

Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ

 

Lê Quang Lưỡng

 

Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ
Xác thân này đâu chết cho quê hương?
Súng gươm xưa đă bỏ lại chiến trường!
Thân chiến bại nhục nhằn nơi đất khách!

 

Hơn nửa đời đă tan rồi khí phách.
Nhớ bạn bè nằm xuống nghĩ mà đau!
Không quan tài cờ phủ giữa chiến hào,
Máu thịt đă thấm vào ḷng đất mẹ.

 

 

Bao năm trời bao nhiêu người trai trẻ,
Chết không cần cờ phủ vẫn uy nghi.
Khi nằm xuống bạn nào đă cần ǵ?
Chỉ ước muốn thân này dâng đất nước,

 

Ta giờ đây đă tàn bao mơ ước!
Chuyện ngày xưa chỉ c̣n thấy trong mơ...
Ngày về quê càng lúc càng xa mờ.
Thời gian vẫn lạnh lùng theo năm tháng,

 

Tuổi càng cao ḷng càng nghe mặn đắng!
Xót thân này khi chết bỏ lại đây!
Nơi xứ người bạn hữu chẳng c̣n ai??
Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ.

 

 

Bài thơ tự nó đă là những cảm xúc đầy bi hùng tráng của một bại tướng VNCH. Bài thơ được làm ít lâu trước khi ông qua đời vào ngày 21 Tháng Chín, 2005 tại thành phố Bakerfield, tiểu bang California. Việc ông di tản sang Hoa Kỳ vào ngày 29 Tháng Tư, 1975 đă trở thành vết thương và niềm u sầu suốt những năm tháng sau này qua một câu thơ mà nhiều người thích “Sầu hận tim ta ai biết được.”

 

Nhưng chính lời trối trăn của ông đối với đồng đội, đồng hương đă làm h́nh ảnh của một bại tướng trở nên sáng ngời:


“Tôi làm tướng không bảo vệ được nước, khi nước mất tôi đă không dám chết theo nước, nên khi tôi chết già yêu cầu đừng phủ quốc kỳ lên quan tài tôi, v́ tôi tự biết ḿnh không xứng đáng được hưởng lễ nghi nầy.”


Với ḷng can đảm tuyệt vời, vị tướng lănh đáng được trân trọng nói trên đă để lại lời nói cuối cùng trước khi qua đời bao hàm nỗi ḷng u uẩn của dũng tướng, nhưng trong một phút chùng ḷng đă không theo được gương của người xưa “thân làm tướng khi thành mất th́ phải chết theo thành.” Nỗi buồn đó theo ông suốt những năm tháng c̣n lại của cuộc sống lưu vong trên xứ người, để rồi cuối cùng chuẩn bị cho cái chết ông đă can đảm từ chối vinh dự “da ngựa bọc thây,” khác với các tướng lănh thời đương thời và cùng hoàn cảnh di tản như ông.


Nó là một thông điệp dứt khoát kêu gọi những người có trách nhiệm về việc mất miền Nam Việt Nam hăy can đảm nhận trách nhiệm của ḿnh, chấm dứt những nỗ lực t́m người lănh đạo cuối cùng phải đầu hàng để trút trách nhiệm cho họ, chấm dứt việc đ̣i lại danh dự cho nhà lănh đạo này hay lănh đạo khác mà biến cố cách đây 38 năm đă biến họ thành đào ngũ, đào nhiệm trước địch quân, chấm dứt việc đem lá quốc kỳ đă thấm máu quân, dân, cán, chính VNCH để đem phủ cho những người không đáng được hưởng vinh dự đó, hăy xét lại cho thật kỹ việc tự thêu khăn quàng, tự mang cà-vạt, đội mũ, mặc áo, tự sơn xe riêng của ḿnh mầu cờ vàng ba sọc đỏ và nên tự hỏi: liệu ḿnh có xứng đáng mang lá cờ này không, có đủ nhân cách, tư cách, có đủ sự trung thành với là cờ đó không hay việc ôm lấy lá quốc kỳ chỉ để che giấu những hoạt động chính trị thiếu chính trực của ḿnh?


Tôi là phóng viên mặt trận của hệ thống truyền thanh quốc gia đă từng theo tường thuật hành quân và các trận đánh lớn từ thời Tướng Lê Quang Lưỡng c̣n là tiểu đoàn trưởng cho đến lúc ông trở thành lữ đoàn trưởng Lữ Đoàn 2 Sư Đoàn Nhảy Dù, cho nên tôi hiểu nỗi đau của ông khi phải viết lại di chúc này. Nhưng ngay từ những năm 1964, 1965 khi chiến tranh bắt đầu lan rộng, Tướng Lê Quang Lưỡng đă là một ngôi sao sáng trong số những ngôi sao c̣n rất trẻ ở sư đoàn Nhảy Dù, một đại đơn vị lúc nào cũng ở tuyến đầu, nhận chịu những áp lực nặng nề nhất từ phía CSBV, nhưng họ đă vượt qua được muôn trùng khó khăn là do giữ được kỷ luật và tín niệm Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm.


Riêng Tướng Lê Quang Lưỡng khi c̣n là tiểu đoàn trưởng đă được báo chí miền Nam gọi là “con sói của trận mạc” không có ǵ sai cả. Kiên tŕ vượt lên trên những lần thất bại, luôn luôn là tấm gương tinh thần cho những sĩ quan và binh lính thuộc cấp, gan dạ và mưu lược trong những giây phút căng thẳng và nguy hiểm nhất cho đơn vị, đối xử tốt và đúng luật đối tù binh địch, Tướng Lê Quang Lưỡng đă ngồi vào chức vụ tư lệnh của một trong những đơn vị tổng trừ bị hàng đầu của Quân Lực VNCH.


Là một người công trạng sáng chói như ông mà chỉ v́ một quyết định không mấy vinh dự khi đất nước nghiêng ngửa mà tên tuổi của ông bị một vết chàm tưởng như sẽ vĩnh viễn không gột rửa. Nhưng ḷng yêu nước, trọng danh dự và trách nhiệm được thể hiện qua bài thơ: “Khi tôi chết xin cờ vàng đừng phủ,” ông đă nhận lại được danh dự và sự chính trực của một người mang thân làm tướng và đang là bại tướng. Gặp lại ông trong đám cưới của một người bạn năm 2001, ông cho mời tôi lại bàn. Dù tôi không biết uống rượu, tôi đă rót đầy ly của ông để đánh dấu ngày gặp lại người lính trận mà tôi vẫn nể phục này, ông chỉ thân mật cười, giọng trầm: “Chắc Ánh chưa biết anh không c̣n uống rượu được nữa v́ bệnh. Vả lại nhiều năm qua, anh thấy rượu sao đắng quá.” Tôi nh́n lại “con sói già,” người hùng thở nào trên các mặt trận ở Quảng Trị, Cùa, Đông Hà, Hải Lăng, Mỹ Chánh, PK.17, Kontum, Pleiku... tự nhiên thấy mắt ḿnh cay cay. Đó là lần cuối cùng tôi gặp ông.


Giờ đây, chắc linh hồn Tướng Lê Quang Lưỡng đă yên ổn thênh thang ở cơi không c̣n chiến tranh và hận thù. Ông chắc đă gặp lại các đồng đội cũng từng hành động can đảm giống như ông. Đó là Đại Tá Huỳnh Thanh Sơn, tư lệnh phó Sư Đoàn 7 Bộ Binh, và cựu Trung Úy Đoàn Bá Phụ, một trong những đại đội trưởng xuất sắc của Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù. Đại Tá Sơn xuất thân từ Biệt Động Quân, sau những năm tháng trận mạc dài dài, ông được lệnh thuyên chuyển làm tư lệnh cảnh sát vùng và những năm cuối cùng trước 30 Tháng Tư, 1975, ông được bổ nhiệm tư lệnh phó hành quân Sư Đoàn 7 Bộ Binh do Tướng Trần Văn Hai làm tư lệnh. Khi Tướng Hai chuẩn bị tuẫn tiết th́ vừa lúc ông mở đường máu dẫn quân từ Cai Lậy về Bộ Tư Lệnh ở Đồng Tâm. Kết quả ông lănh hơn 12 năm tù cải tạo. Được thả và định cư ở Mỹ theo diện HO, ông vẫn không muốn ở không để lănh trợ cấp chính phủ nên không bao lâu sau khi định cư dù con cái ông đă khôn lớn và ổn định, cựu Đại Tá Huỳnh Thanh Sơn vẫn nhận công việc của một nhân viên an ninh tư để thấy ḿnh vẫn c̣n có ích cho xă hội.


Ông bị ung thư gan và qua đời cách đây 11 năm. Trước khi qua đời ông dặn vợ con là không nhận phủ cờ vàng v́ cảm thấy ḿnh không đáng được hưởng vinh dự ấy. C̣n cựu Trung Úy Đoàn Bá Phụ là cựu tù cải tạo ở trại A-20 và đồng thời là người tù nổi tiếng bất khuất, định cư ở Mỹ bằng cách vượt biển sau khi được thả ra khỏi trại vài tháng. Sang định cư ở Hoa Kỳ, Phụ lập gia đ́nh, làm việc và nuôi dạy ba cô con gái sau này trở thành những sinh viên, học sinh xuất sắc và được học bổng của tỷ phú Bill Gates cũng như các học bổng khác. Trước khi qua đời anh trối trăn là đừng phủ cờ vàng v́ cảm thấy ḿnh không xứng đáng được hưởng vinh dự ấy và tôi là một trong những người chứng của lời trối trăn đầy can đảm này của người bạn tù. Những điều tôi viết ra chắc chắn có những người không đồng ư. Họ có thể có cách nh́n khác. Tôi tôn trọng và không tranh căi. V́ theo cố Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng:


“Bao năm trời bao nhiêu chàng trai trẻ
Chết không cần cờ phủ vẫn uy nghi.”


Ḷng can đảm của Tướng Lê Quang Lưỡng là một tấm gương sáng ngời một lần nữa củng cố niềm tin cho tôi, cho chúng tôi rằng, cuối cùng danh dự và chính trực muôn đời vẫn là thước đo con người dù trong hoàn cảnh chiến thắng hay trong hoàn cảnh bại trận.

 

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=165025&zoneid=425#.UXhQlNHn-pp

Ai là tác giả ‘Khi tôi chết cờ vàng xin đừng phủ’?
Friday, May 03, 2013 4:58:16 PM

SHAKOPEE, Minnesota (NV) - Té ra, bài thơ “Khi tôi chết cờ vàng xin đừng phủ” mà bấy lâu nay nhiều người tưởng là của cố Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng, nguyên tư lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù QLVNCH, lại do một tác giả khác sáng tác.

Đó là cựu Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Trân, hiện cư ngụ tại thành phố Shakopee, Minnesota.

Sau khi nhật báo Người Việt đăng bài “Tại sao Tướng Lê Quang Lưỡng dặn: ‘Tôi chết đừng phủ cờ vàng?’” của tác giả Vũ Ánh, trong số báo ra ngày Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, ṭa soạn nhận được email của tác giả bài thơ cho biết về sự nhầm lẫn này.

Cũng như nhiều người khác, nhà báo Vũ Ánh tưởng Tướng Lê Quang Lưỡng là tác giả bài thơ, bởi v́ “chúc thư của vị tướng và lời lẽ trong bài thơ giống nhau quá, và khắp nơi trên diễn đàn Internet ai cũng tưởng như vậy”.

Khi tiếp xúc với tác giả Nguyễn Ngọc Trân, ông cho biết sở dĩ ông sáng tác bài thơ này là v́ muốn bảo vệ sự thiêng liêng của lá cờ VNCH.

Ông chia sẻ nguồn gốc sáng tác bài thơ này như sau: “Sở dĩ có bài thơ MTCCVXĐP là cũng v́ đọc báo và xem tin tức thấy vào khoảng thời gian trên (lúc bài thơ sắp ra đời) thấy có nhiều vị cựu quân nhân lớn tuổi có lẽ họ không để lại di chúc hoặc dặn người nhà cho nên khi họ mất nhiều hội đoàn cựu chiến sĩ đă nghĩ ra cách phủ cờ cho họ do đó tôi không muốn làm mất sự thiêng liêng của lá cờ và tủi ḷng những chiến hữu thực sự năm xuống hoặc sống lây lất bên nhà nên tôi mới cảm hứng làm bài thơ trên.”

 

Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ.
Xác thân này đâu chết cho quê hương?
Súng gươm xưa đă bỏ lại chiến trường!
Thân chiến bại nhục nhằn nơi đất khách!

Hơn nửa đời đă tan rồi khí phách.
Nhớ bạn bè nằm xuống nghĩ mà đau!
Không quan tài cờ phủ giữa chiến hào,
Máu thịt đă thấm vào ḷng đất mẹ.

Bao năm trời bao nhiêu người trai trẻ,
Chết không cần cờ phủ vẫn uy nghi.
Khi nằm xuống bạn nào đă lo chi?
Chỉ ước muốn thân này dâng đất nước,

Ta giờ đây đă tàn bao mơ ước!
Chuyện ngày xưa chỉ c̣n thấy trong mơ.
Ngày về quê càng lúc cứ xa mờ,
Thời gian vẫn lạnh lùng theo năm tháng.

Tuổi càng cao ḷng càng nghe mặn đắng!
Xót thân này khi chết bỏ lại đây!
Nơi xứ người bạn hữu chẳng c̣n ai?
Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ.

Bài thơ “Khi tôi chết cờ vàng xin đừng phủ” mà bấy lâu nay nhiều người tưởng là của cố Thiếu Tướng Lê Quang Lưỡng, lại do một tác giả khác sáng tác.

 

 “Bài thơ tôi chỉ làm trong một phút t́nh cờ khi thấy những h́nh ảnh phủ cờ tùm lum làm mất giá trị thiêng liêng của lá cờ,” ông cho biết tiếp qua email. “Tôi chỉ làm thơ tài tử thôi.”

Về chuyện Tướng Lưỡng và bài thơ, tác giả Ngọc Trân cho biết: “Tôi thật t́nh không biết Tướng Lê Quang Lưỡng đă mất năm 2005. Măi sau này, Tháng Mười Một, 2011, tôi mới làm bài thơ này, tôi chỉ phổ biến trong nhóm Biệt Động Quân, forum Nguyễn Trăi 61-68 và đặc san Biển Khơi của hội Hải Quân OCS mà tôi có mấy người bạn phục vụ. Sau đó th́ không biết v́ lư do ǵ bài thơ trên lại được đăng trên net trong bài lời trăn trối của Tướng Lưỡng và đề tên Tướng Lưỡng là tác giả làm bạn tôi anh Trần Đức Tâm đă điện thoại cho tôi và hỏi tôi lúc đó tôi mới biết Tướng Lưỡng đă mất năm 2005.”

“Sau đó tôi có một người bạn có quen với gia đ́nh Tướng Lưỡng và có xác nhận bài thơ đó không phải của Tướng Lưỡng làm, có thể v́ một sự t́nh cờ giữa lời trăn trối của ông trùng hợp với bài thơ của tôi cho nên người viết đă để tên tác giả là ông,” cựu Thiếu Úy Biệt Động Quân Nguyễn Ngọc Trân viết tiếp trong email.

Theo tác giả cho biết, trước năm 1975, ông là học sinh trường trung học Nguyễn Trăi, Quận 4, Sài G̣n, niên khóa 61-68. Đầu năm 1970, ông được lệnh gọi nhập ngũ vào khóa 4/70 trường bộ binh Thủ Đức.

Cuối năm 1970 ông ra trường, về phục vụ tại Tiểu Đoàn 31 BĐQ thuộc Liên Đoàn 3 BĐQ. Cuối năm 1972, ông được thuyên chuyển về phục vụ tại Tiểu Đoàn 36 BĐQ, cũng thuộc Liên Đoàn 3, sau đổi thành Liên Đoàn 31 BĐQ cho đến ngày 30 Tháng Tư, 1975.

Tác giả bị đi “cải tạo” cho đến Tháng Sáu, 1979, vượt biên Tháng Bảy cùng năm, được tàu Ư vớt, và đến Tháng Tám, 1980, định cư tại Minnesota cho đến bây giờ.

Với tinh thần “đừng” qua bài thơ “Khi tôi chết cờ vàng xin đừng phủ,” tác giả Ngọc Trân cảm hứng làm bài thơ sau đây, sau khi đọc bài “Khi tôi chết hăy mang tôi ra biển” của thi sĩ Du Tử Lê.

Bài thơ “Mai tôi chết đừng mang tôi ra biển” của tác giả Ngọc Trân như sau:

 

Mai tôi chết hăy mang tôi hỏa táng.
Nắm tro tàn xin rải khắp quê hương,
Nơi hành quân xưa trên khắp núi rừng.
Để được gặp bạn bè tôi nằm đó,
Để thấy lại Kon Tum trong khói lửa
Hay Quảng Trị xưa anh dũng kiêu hùng
Rải tro tôi trên thị trấn B́nh Long
Nơi đồi gió bao lính dù nằm xuống.

Mai tôi chết đừng mang tôi ra biển
Sóng dập vùi thân xác biết về đâu?
Tro bụi tôi xin rải tận tuyến đầu.
Để nh́n lũ Cộng quân đang bán nước,

Thác Bản Giốc Ải Nam Quan ngày trước,
Bây giờ đây đă dâng hết cho Tàu
Tro tàn tôi xin rải tận Cà Mau.
Hay Phù Cát Bồng Sơn cùng Cửa Việt.

Mai tôi chết đừng mang tôi ra biển,
Mang tro tôi về B́nh Giả Phước Long,
Nhớ năm xưa cùng chiến hữu một ḷng,
Vung thép súng giữ lời thề ngày trước.
Mai tôi chết xin được như mơ ước,
Để tro tàn tôi bay khắp không gian.
Quê hương ơi! Tôi xin được một lần,
Nắm tro bụi thấm vào ḷng đất mẹ.